17:26 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Thông điệp từ Hội thảo “ Đối thoại các bên liên quan thủy điện miền Trung và sự tham gia của người dân”

Thứ hai - 07/10/2013 00:28
Hôm nay ngày 3/10 tại Quảng Nam,với sự hỗ trợ của Quỹ Rosa Luxemburrg và tổ chức ICCO tại Việt Nam, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Nam tổ chức đối thoại các bên liên quan về chủ đề: “Thủy điện miền Trung và sự tham gia của người dân”. Đối thoại thu hút sự tham gia của 105 đại biểu đại diện cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện ở các tỉnh Quảng Nam, Đắc Nông, Quảng Bình, Đắc Lắc, Thừa Thiên Huế, Hội đồng Nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội của các tỉnh Quảng Nam và Phú Yên, đại diện các công ty thủy điện,các Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đắc Lắc, Đắc Nông, chính quyền các cấp của các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Quảng Nam, Đắc Nông, Đắc Lắc, các thành viên Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam,  và các cơ quan thông tấn báo chí.


Đối thoại tập trung vào bàn bạc và đã đi đến các nhận định như sau:


-          Thủy điện đã góp phần quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển của thủy điện miền Trung trong thời gian gần đây đã gây ra nhiều tác động xấu tới sinh kế, an sinh xã hội của các cộng đồng tái định cư và dân cư vùng hạ lưu. Nhiều bất cập trong chính sách và thực hiện đền bù tái định cư đã được nêu lên như các thiệt hại, mất mát về văn hóa, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học chưa được xem xét một cách đầy đủ. Cộng đồng dân cư ở các vùng bị ảnh hưởng là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.


-          Quyền tham gia của người dân được thể hiện trên một số văn bản pháp luật nhà nước, nhưng trên thực tế việc thực hiện các quyền này chưa được đảm bảo. Vai trò, tiếng nói và sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án thủy điện nói chung cũng như trong quá trình đánh giá tác động môi trường nói riêng là rất mờ nhạt. Tham vấn cộng đồng chỉ thực hiện với người dân bị ảnh hưởng ở khu vực lòng hồ mà thiếu mở rộng đến các cộng đồng bị tác động ở phía hạ lưu. Việc tiếp cận thông tin của người dân còn hạn chế..


-          Công tác vận hành hồ chứa còn bất cập, gây nhiều hậu quả đến môi trường sinh thái và đời sống của người dân, đặc biệt là trong việc thông tin về xả lũ, điều tiết nước chưa trực tiếp, kịp thời và chính xác đến người dân, khiến người dân hoang mang và bị động.


-          Các cam kết bảo vệ môi trường, đền bù tái định cư, phục hồi sinh kế không được thực hiện đầy đủ và không phù hợp với điều kiện văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số.  Việc giám sát thực thi còn lỏng lẻo, thiếu sự nghiêm khắc trong việc xử lý các vi phạm.

 
Chúng tôi kiến nghị đến các cơ quan chức năng một số vấn đề chính như sau:


1) Tham vấn cộng đồng cần được thực hiện đúng thật chất. . Cần xây dựng và phát triển các mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự nhằm hỗ trợ các cộng đồng tham gia có hiệu quả trong quá trình phát triển thủy điện. Người dân cần đươc đảm bảo đểtiếp cận thông tin đầy đủ và hiểu bản chất nội dung các dự án thủy điện và có tiếng nóithật sự trong quá trình quy hoạch, phê duyệt và xây dựng các công trình thủy điện cũng  các chương trình tái định cư.như
2)Cần phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên khi ra quyết định phê duyệt dự án thủy điện. Và cần có cơ chế chia sẻ lợi ích của thủy điện để đảm bảo ổn định sinh kế cho người dân.
3) Chính quyền và nhân dân các tỉnh có thủy điện cần xem xét và rút ra các bài học đối với các dự án hiện tại và cẩn trọng xem xét toàn diện các vấn đề đối với các dự án thủy điện tương. Chính quyền địa phương cần xem xét và quản trị tốt hơn quy trình quản lý nhà nước và tăng cường sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng và các tổ chức xã hội .
4) Các nhà đầu tư thủy điện cần phải thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trưởng, đảm bảo thông tin kịp thời tình hình điều tiết nước để đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng dân cư.
5) Các ngành liên quan cần có quyết tâm và nỗ lực để tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các vụ vi phạm các cam kết Bảo vệ môi trường. Việc kiểm tra giám sát này cũng có thể huy động lực lượng cộng đồng cùng tham gia và giám sát.
 

VRN
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 169


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 845555

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44213240



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach