16:34 EDT Thứ sáu, 10/05/2024

Trang nhất » Làng nghề » Làng nghề

Đan đát Long Giang

Thứ tư - 13/07/2011 21:56
Đan đát Long Giang

Đan đát Long Giang

Dù sự hiện của các vật liệu nhựa, composite… phổ biến nhưng sản phẩm từ tre, trúc… cũng không mất ngôi vị. Từ vật dụng nhỏ xíu trong nhà bếp như cái rổ lược dừa cho đến thứ to đùng như thuyền thúng… Tất cả đều là sản phẩm của sự khéo léo của người thợ đan đát.
Dù sự hiện của các vật liệu nhựa, composite… phổ biến nhưng sản phẩm từ tre, trúc… cũng không mất ngôi vị. Từ vật dụng nhỏ xíu trong nhà bếp như cái rổ lược dừa cho đến thứ to đùng như thuyền thúng… Tất cả đều là sản phẩm của sự khéo léo của người thợ đan đát.

Hơn 80 năm qua, làng nghề đan đát ở xã Long Giang (Chợ Mới) luôn tự hào về điều đó. Phát triển làng nghề bên bờ sông Ông Chưởng, dân trong làng cho biết, làng nghề đan đát xã Long Giang được ông Nguyễn Văn Khoa (sinh 1900) khởi xướng từ  đầu thập niên 30. Hồi đó ở cù lao này duy chỉ một mình ông Khoa biết nghề này. Chính vì vậy nên người dân ở đây gọi ông ba Khoa bằng cái danh nghề - ông ba Đương (đan). Ông ba Đương truyền nghề cho ông Phạm Văn Khương (1913), ông Trần Văn Còn (1901)... Thời đó, thúng rổ do thầy trò ông Ba Đương làm ra được người dân trong xứ trao đổi bằng lúa gạo mà không phải trả bằng tiền.

Thời chiến tranh, vùng đất cù lao này may mắn có một chút yên bình, nhiều người tập trung về sinh cư, học nghề. Thập niên 70 có khoảng 20 hộ dân ở đây học  nghề từ ông Ba Đương và thầy trò họ kiếm sống qua thời ly loạn. Nhiều người làm hàng hóa, lái buôn đến thu gom đem bán nhiều nơi khác. Những năm 80, ĐBSCL phát triển mạnh lúa 3 vụ, tận miệt cuối sông tiền hay tới cực nam Cà Mau người ta vẫn xài thúng rổ từ Chợ Mới.

Hiện tại, làng nghề này có trên 100 hộ làm nghề đan đát, chiếm 62,7% tổng số hộ trong xã, với 250 lao động thường xuyên. Anh Đinh Hùng Cường đã là thế hệ thứ ba, thứ tư theo nghề này, cho biết: Bình quân thu nhập hiện tại 20.000 – 25.000đ/người/ngày là không cao nhưng cái quí là làm nên giá trị cho sản vật xứ mình. . Sản phẩm đa dạng theo đặt hàng, nhưng tập trung vào các loại thúng, rổ…Thị trường chính của các loại sản phẩm này vẫn là khu vực nông thôn và 1/3 khối lượng sản phẩm được các mối lái rao bán ở thị thành.

Hiện tại 80% sản phẩm của làng nghề sản xuất theo các đơn đặt hàng. Vài năm gần đây làng nghề Long Giang đã phân công theo chuyên môn từng khâu trong cả qui trình sản xuất nhằm tăng thêm khối lượng và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, làng nghề đang tiếp cận “thế giới” của hàng mỹ nghệ phục vụ du khách. Họ cần được trợ giúp vì đây là thị trường mới mẽ và việc cạnh tranh khá gay gắt chưa từng có.

Cắt tre làm vành
Cắt tre làm vành
Chuốt tre làm vành
Chuốt tre làm vành
Chuốt tre làm vành
Chuốt tre làm vành
Thợ đan
Thợ đan
Trẻ em cũng biết chẻ nan
Trẻ em cũng biết chẻ nan

Kim Ngân

Nguồn tin: Người nhà quê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 306

Máy chủ tìm kiếm : 49

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 84623

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 657547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44025232



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach