14:02 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Bước ngoặt từ làng hoa Sa Đéc?

Thứ ba - 08/12/2015 00:03

Từ năm 1867 người Pháp muốn làng hoa Sa Đéc trở thành vườn hoa của Đông Dương. Năm ngoái, một đoàn chuyên gia từ Pháp sang đây tư vấn quy hoạch Sa Đéc trở thành thành phố hoa, thân thiện môi trường, có sức lôi cuốn du khách.

Ông Võ Thanh Tùng, phó chủ tịch UBND TP Sa Đéc, cho biết một chương trình đầy “ tham vọng” của làng hoa gây chú ý đối tác tại Hà Lan. Một hợp đồng được ký kết để hai bên hợp tác phát triển hoa theo hướng đưa hoa nhiệt đới từ Sa Đéc sang châu Âu trong mùa đông, và sẽ trồng thử những giống hoa của châu Âu tại làng hoa này.

[143603]_MG_6862Nhiều dự án

Hiện nay, nhà trưng bày hoa kiểng, khu nhà lưới, khu ứng dụng công nghệ cao từ Hà Lan đang được xây dựng. Quy mô khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này sẽ được mở rộng từ 4,8ha lên 6,8ha (từ năm 2016 – 2019).

Chị Võ Hiếu Dân, con gái cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, xây dựng một trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh để gia cố năng lực cạnh tranh cho làng hoa. Nhóm doanh nghiệp tại Sa Đéc kêu gọi ông Phạm Văn Bên, giám đốc DNTN Cỏ May, đứng ra thành lập công ty cổ phần chuyên kinh doanh hoa, vốn góp ban đầu khoảng 20 tỉ đồng. Cổng vào làng hoa, giỏ hoa độc nhất vô nhị được chứng nhận kỷ lục Việt Nam và nhiều ý tưởng đang gợi mở một hướng làm ăn mới gắn với du lịch – một cách định dạng mới cho cộng đồng.

Thực ra đó là giai đoạn tái khởi động sau một giai đoạn bị nguội lạnh. Kể từ những năm cuối thập niên 50 thế kỷ trước, bác Tư Tôn, người đầu tiên lập vườn hồng ở Sa Đéc, từng thành công với 50% loại hoa hồng đưa từ Pháp về. Năm 1958, lần đầu tiên, bác Tư đưa hoa hồng từ làng hoa Sa Đéc về Sài Gòn cho bà con thưởng lãm. Từ đó, vườn hồng Tư Tôn trở thành “thỏi nam châm” kéo khách về làng hoa.

Bình Em, cháu gọi bác Tư bằng ông, nói: “Sau khi ông Tư mất (2005), tôi nhận thêm một số giống hồng mới từ trường ĐH Cần Thơ về trồng, nhưng sâu bịnh quá trị không nổi nên chuyển qua loại khác”. Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã từng đặt chân tới đây trò chuyện với người duy nhất ở Đông Dương trồng được hoa ôn đới ở xứ nóng. Nhưng rồi vườn hồng Tư Tôn lại lêu bêu khi không dấu ấn khác biệt.

Hấp dẫn không chỉ bằng hoa

Làng hoa Sa Đéc có hơn 400ha, 2.000 hộ trồng hoa kiểng, mỗi năm cung cấp cho thị trường 20 triệu giỏ hoa. Có những người trồng hoa bán giỏ rất thành công: bà Sáu Cảnh, anh Lộc Liểng, anh Bảy Lợi… Và nhiều thành viên hội Sinh vật cảnh của thành phố.

“Đi qua Thái Lan thấy người ta làm du lịch, du khách ăn với dân, ở với dân, môi trường xanh, sạch, khách lưu lại lâu ngày. Làng hoa Tân Quy Đông có thể làm được. Nếu trồng lúa một năm thu được 50 triệu đồng/ha và trồng hoa gắn với du lịch thu chừng 500 triệu, thì người trồng hoa sẽ sẵn sàng chuyển đổi”, ông Tùng nói.

Làng hoa, làng bột, làng gạo là ba điểm kết nối có khả năng làm hài lòng du khách khi đi lại, khám phá, thưởng thức món ngon, giao tiếp cộng đồng… Sa Đéc còn nhiều câu chuyện về Người tình của Marguerite Duras, về bà Năm Sa Đéc, về cha đẻ thương hiệu gạo Bích Chi, về ông chủ vườn hồng và cây bạc hà cổ thụ cùng tuổi cây bạc hà ở Thảo cầm viên Sài Gòn… Đó là những “nguyên liệu” đầu vào quan trọng có thể tạo ra những câu chuyện “huyền thoại” hấp dẫn du khách.

Tuy vậy, hiện tại, nhiều công ty du lịch lữ hành đưa khách tới ngắm hoa, chụp hình rồi lên xe đi nơi khác. Làng hoa như một điểm dừng lẹ làng trong một tour nhiều chủ định, và Tân Quy Đông, Tân Khánh Đông chỉ là nơi “cưỡi ngựa xem hoa”.

“Hồi đó vườn hồng chỉ 400m2 thôi, nhưng với phong cách giản dị, hoà đồng; cứ chân đất, mình trần, mặc quần cộc – tôi hay nói đùa là quần lò xo – bác Tư đón không biết bao nhiêu vị khách. Khi tôi công tác Đoàn, bác Tư còn cho nếm rượu Châu Thổ, tuyệt kỹ”, ông Tùng nói.

Khác với ông Trương Ngọc Tấn, ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, trồng kiểng mười mấy năm nay, bàn ra vì chỉ gần ngày tết mới có ông Tây, bà đầm, nam thanh, nữ tú vào vườn hoa chụp hình, chào hỏi mấy câu, chứ thường ngày chỉ có thương lái – cũng quèn như mình, cũng cộc cạch xe cà tàng đi mua hoa kiểng nên khách tới chơi thì tới, còn việc mình cứ làm. Ông Trương Hữu Hùng, xã Tân Khánh Đông, muốn tiếp cận nguồn vốn và lớp học kỹ năng làm du lịch. “Tui đăng ký với Mạng lưới Sáng tạo khởi nghiệp thuộc hội DN HVNCLC lên Đà Lạt, rủ mấy hộ ở gần lên đó học tập”, ông Hùng cho biết.

“Mọi thứ còn mới mẻ nên phải có người dẫn dắt mới biết đường làm chứ nhìn khách che dù cầm máy chụp hình, chào hỏi mấy câu là hết chuyện thì làm sao có khách du lịch”, ông Tấn mong muốn.

Sẽ có một nhóm nhà vườn tách khỏi đám đông, khởi nghiệp từ nông trại trồng hoa gắn với du lịch.

Vân Anh – Ngọc Bích

Nguồn tin: TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 344

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 326


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 834689

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44202374



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach