19:48 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Cố trở thành “nội tạng” của thế giới

Thứ tư - 06/01/2016 06:15
Thế giới đã hình thành “con sinh vật trái đất”. Hệ thần kinh của nó là internet kết nối tất cả. Hệ tuần hoàn là tiền len lỏi khắp mọi ngóc ngách. Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng nôm na bắt đầu câu chuyện.
 
Trong con sinh vật đó, không ai từ chối được hội nhập. Người ta tiến bộ thì chúng ta cũng tiến bộ theo vì chúng ta là một tế bào của “con sinh vật trái đất”. Nhưng con sinh vật đó có nhiều bộ phận, chúng ta muốn là bộ phận nào? Có bộ phận phải phấn đấu. Có bộ phận chẳng cần làm gì cả, tự nhiên như nhiên vẫn tồn tại. Chúng ta chọn làm não, nội tạng hay tay chân, thậm chí làm mụn cóc, da chân cũng được. Chúng ta đã thấy: người Việt thống lĩnh ngành nail ở thị trường Mỹ đâu có gì khó. Bất chiến tự nhiên thành, vì người Mỹ không chọn làm nghề đó.
 


Đang có xu hướng sản xuất nông sản sạch, năng suất chỉ bằng một nửa, nhưng được thị trường chấp nhận giá cả cao trội lên. Ảnh: KY

Là những người đi sau, chúng ta rất khó để trở thành tế bào não. Còn làm công nghiệp, chúng ta sẽ chỉ là tế bào xương: to, nặng nhưng không “ăn” được. Chẳng hạn như xuất khẩu điện thoại, doanh số rất lớn (năm 2015 là khoảng 30 tỉ USD) nhưng phần giá trị gia tăng của Việt Nam không bao nhiêu.
 
Vậy chúng ta nên phấn đấu trở thành tế bào gì?
 
Kinh tế thế giới đang sản xuất chạy theo số lượng, lấy tiêu thụ làm nên tảng thúc đẩy sản xuất. Hậu quả của việc này là sản xuất dư thừa, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
 
Cách đây 200 – 300 năm, con người chết vì bệnh, vì thiếu ăn. Nhưng ngày nay con người chết vì no, vì ăn quá nhiều thứ không nên ăn. Con người trong thời gian dài đã dùng kiến thức để tăng lượng (giảm chất) thoả mãn nhu cầu của dân số ngày càng tăng. Con người ăn thứ kém chất lượng dẫn đến bệnh tật và chết vì bệnh.
 
Nói như thế để thấy thế giới đang tăng lượng và xu hướng sẽ phải từ từ dừng lại việc tăng lượng, chuyển sang tăng chất.
 
Với việc tham gia TPP, các nước đang thừa lượng sẽ đổ hàng hoá sang Việt Nam. Họ đi trước, nếu chúng ta cũng chạy theo lượng thì không thể cạnh tranh lại với họ. Chúng ta phải nghiên cứu về chất đi: nuôi gà thiên nhiên, heo thiên nhiên, chế biến ngon…
 
Đừng trách việc “doanh nghiệp nói nông dân không nghe”. Sản xuất chạy theo lượng đến mức người trồng không dám ăn là thói quen hình thành từ thực tế khách quan: cứ làm sao cho năng suất thật cao, bán được tiền là xong.
 
Hội nhập, muốn phát triển bền vững, lâu dài thì phải thay đổi vượt qua lượng dựa vào chất. Chuyện này phải Nhà nước làm (bằng chính sách), doanh nghiệp làm, trí thức làm, và dần dần nông dân sẽ theo.
Thế giới đang thay đổi, xu hướng chuyển sang ăn nhẹ, ăn thiên nhiên. Đó là cơ hội lớn cho thức ăn Việt Nam. Cơ hội cho ngành nông nghiệp đi một con đường khác. Khi đó trong “con sinh vật trái đất”, nếu chúng ta không là tế bào não, cũng là tế bào nội tạng.   
 
Theo tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) lượng lương thực thất thoát và lãng phí hàng năm lên đến 1,3 tỉ tấn. Theo FAO, thất thoát lương thực xảy ra trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Thất thoát ở các nước đang phát triển do cơ sở hạ tầng kém, công nghệ lạc hậu và đầu tư cho hệ thống sản xuất lương thực thấp. Còn lãng phí ở các nước phát triển chủ yếu do các nhà bán lẻ và người tiêu dùng vứt bỏ các loại lương thực còn tốt vào thùng rác. Thất thoát và lãng phí lương thực dẫn đến việc lãng phí các nguồn lực khác như nước, đất, năng lượng, lao động và vốn, tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu.
 
 
T.T – Đ.K ghi
theo tiepthithegioi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 852324

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44220009



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach