05:21 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Những lưu ý mới khi thâm nhập thị trường nông thôn

Thứ hai - 11/01/2016 06:29
Ông Phạm Trọng Chinh, Trưởng dự án phát triển năng lực bán lẻ thuộc Trung tâm BSA tuần qua đã có những chia sẻ về thị trường bán lẻ khu vực nông thôn trong hội thảo: “Xu hướng nổi bật thị trường bán lẻ 2016 và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”.
 
Nhu cầu đang thay đổi
 
Hiện nay, nhìn tổng thể các doanh nghiệp chưa có sự khác biệt hóa của sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng (NTD) nông thôn, gần như doanh nghiệp yêu cầu NTD nông thôn tiêu dùng các sản phẩm giống như thành thị mà không biết rằng, hành vi tiêu dùng của NTD nông thôn đã thay đổi rất nhiều.
 
Ông Chinh cho biết, hiểu như thế khiến doanh nghiệp không hình thành những chiến lược, quyết sách cho thị trường nông thôn, dẫn đến chậm chân trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng nông thôn.
 
Một điểm nữa, ông Chinh chia sẻ, tỉ lệ thu nhập bình quân của NTD nông thôn tăng trong thời gian qua, nhất là gia tăng số lượng và khả năng chi tiêu của tầng lớp trung lưu và giàu.
 
Nhóm này gần như sẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng ở thị trường nông thôn, các doanh nghiệp nên chú ý điều này, ông Chinh nói. 





Phạm Trọng Chinh chia sẻ với các doanh nghiệp về bán lẻ tại thị trường nông thôn

Ông Chinh kể, một doanh nghiệp đưa ra sản phẩm dầu gội cao cấp, họ nghĩ rằng, sản phẩm này sẽ chỉ bán được ở thành phố, nhưng sau khi đưa về nông thôn, doanh nghiệp “té ngửa” vì doanh số bán hàng cao hơn nhiều so với TP.HCM.
 
“Bài học là doanh nghiệp đã không để ý và quan sát thấy phân khúc tiêu dùng ở nông thôn đang thay đổi”.
 
Ngoài ra, NTD nông thôn cũng chi tiêu thoáng hơn, Việt Nam với dân số nông thôn chiếm khoảng 67% dân số, chiếm khoảng 60% GDP và 50% doanh số bán hàng. Với số lượng như thế sẽ là một thị trường mênh mông cho doanh nghiệp nếu có mục tiêu, chiến lược để chinh phục.
 
Theo ông Chinh, trong ngành bán lẻ, có những chỉ số rất quan trọng như thị phần, doanh số và mức độ thâm nhập.
 
Ông Chinh cho hay, tại thị trường nông thôn, có 29% số ngành hàng có mức thâm nhập trên 50%, đây là việc rất quan trọng và các doanh nghiệp nên chú ý đến việc thâm nhập sâu hơn, làm được điều đó sẽ quyết định phần thắng.
 
Tại thị trường nông thôn trong 2015, tiêu thụ rất tốt những nhóm hàng như: rượu bia các loại; sản phẩm nước ngọt đóng chai có thương hiệu; cà phê đóng gói; những sản phẩm chăm sóc cá nhân có thương hiệu; các loại bánh đóng hộp.
 
Đây là ngành hàng tăng nhanh nhất trong năm qua tại nông thôn, tăng trưởng bình quân của nhóm ngành này là trên 15% doanh số, ông Chinh nói.
 
“Điều này cho thấy, người tiêu dùng nông thôn đang có xu hướng bỏ tiền ra mua những sản phẩm không phải là nhu cầu thiết yếu và sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp”.




Nhiều doanh nghiệp quan tâm và đánh giá cao những thông tin trong buổi hội thảo


Giá trị giỏ hàng tăng đều
 
Theo nghiên cứu, trong 5 năm gần đây, tính tỉ lệ bình quân chung cho giỏ hàng mỗi lần mua sắm, NTD nông thôn chi tiêu có sự thay đổi.
 
Như năm 2011, NTD bỏ ra 61 ngàn đồng, đến năm 2015 là 89 ngàn đồng cho một lần mua sắm. Ông Chinh khẳng định,  giá trị giỏ hàng của NTD Việt Nam tăng đều qua các năm.
 
Nhưng tần xuất mua hàng giảm, năm 2011 là 183 lần/ năm, đến 2015 còn 165 lần. Ông Chinh dự báo, số này sẽ giảm chứ không tăng và đây là điều lo lắng cho những nhà bán lẻ.
 
“Khi người tiêu dùng không đi nhiều lần, nhà bán lẻ, doanh nghiệp phải làm sao để khuyến khích, “dụ dỗ” NTD để họ mua nhiều hơn. Điều đó đòi hỏi sale, marketing phải làm tốt”.
 
Đồng thời, NTD dành nhiều thời gian hơn để xem xét, đáng giá sản phẩm trước khi quyết định mua hàng, đây là xu hướng rõ trong 3 năm gần đây và sẽ tiếp tục trong năm 2016, ông Chinh nói.
 
Ông Chinh nhận định, tại thị trường nông thôn, có hai xu hướng trái ngược về hành vi mua hàng trong ngành tiêu dùng nhanh sẽ song hành cùng nhau.
 
Đó là, vẫn duy trì chuyển dịch từ tiêu dùng sản phẩm trung bình lên các phân khúc cao cấp hơn; vẫn có sự dịch chuyển mạnh hơn từ phân khúc trung bình xuống các phân khúc thấp hơn.
 
Ông Chinh nói, “như trong nhóm sản phẩm sữa, trước đây người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm sữa cao cấp hơn, nhưng hiện nay những thương hiệu như Vinamilk, Nutifood ra nhiều sản phẩm có mức trung bình và người dân đã tin dùng”…
 
Ông Chinh đưa ra một số thông tin về sự quan tâm của người mua hàng khi chọn mua sản phẩm như:
 
Sản phẩm đó phải tốt cho sức khỏe (87%); tiết kiệm trong lúc khó khăn (76%);  sự ưu tiên cho hàng Việt Nam (75%); giá là sự ưu tiên hàng đầu (76%); ưu tiên mua thứ gì con cái thích và phù hợp cho con (72%); thích chuẩn bị bữa ăn nhưng không tốn thời gian (70%); sẵn sàng dùng các cách khác nhau để có sản phẩm mình cần để tiết kiệm thời gian (65%)…
 
“Xu hướng NTD quan tâm tìm kiếm những sản phẩm tốt cho sức khỏe đang ngày một nhiều. Họ quan tâm đến sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, được chứng minh nguồn gốc, có thời hạn sử dụng dài, rõ ràng, bổ sung dinh dưỡng, có thương hiệu”, ông Chinh cho biết.
 
Chương trình hỗ trợ phát triển phân phối và bán lẻ
Tại Trung tâm BSA, sẽ có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển phân phối và bán lẻ do các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp.
 
Chương trình với mục tiêu: Cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện, tư vấn cơ bản hoặc chuyên biệt; xây dựng chương trình dữ liệu nền tảng và chuẩn mực của trung tâm; vì sự phát triển của doanh nghiệp Việt.
 
Các mảng nội dung hoạt động của chương trình như: xây dựng và phát triển thương hiệu; tiếp thị trương mại; tư vấn thiết lập kênh phân phối; thương mại điện tử; phát triển năng lực kênh GT; phát triển năng lực kênh MT….
 
Doanh nghiệp quan tâm có thể liên hệ trước để được tư vấn các ngày trong tuần.
 
 
Bài, Ảnh: Quỳnh Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 282

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 45890

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 878347

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44246032



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach