Nếu
hiểu
người
đàn
ông
tóc
bạc
60
tuổi
này
sẽ
dễ
nhận
thấy
bồi
bàn
và
startup
là
hai
hiện
thân
của
vị
doanh
nhân
thành
đạt.
Nghề
bồi
bàn
nhắc
ông
về
một
thời
quá
khứ,
còn
startup
khơi
dậy
trong
ông
một
hiện
tại
đang
làm
và
cả
tương
lai
phía
trước.
Ông
Nguyễn
Thanh
Mỹ
đang
tiếp
khách
đến
thăm
nhà
máy
của
ông
(Ảnh:
Hoàng
Lan)
Tốt
nghiệp
năm
1978
ở
Sài
Gòn,
thấy
đời
chẳng
khá
lên
được,
ông
tìm
đường
đi
nước
ngoài,
đến
Canada.
12
năm
ở
xứ
người,
ông
phải
mưu
sinh
bằng
rửa
chén,
phụ
bếp,
làm
bồi...
Trong
một
lần
vãn
khách,
cô
hầu
bàn
nữ
tên
Nhàn
hỏi
về
ước
mơ
của
anh
hầu
nam
tên
Mỹ,
ông
hồn
nhiên
trả
lời
“sẽ
về
Trà
Vinh
mở
công
ty”.
Bà
Nhàn,
giờ
là
vợ
ông,
ngược
lại
quả
quyết:
sẽ
không
rời
Canada
nửa
bước.
Ý
chí
vươn
lên
của
ông
không
ai
ngăn
được.
ông
đi
học
suốt
trong
bảy
năm,
hết
kỹ
sư
đến
thạc
sĩ,
rồi
tiến
sĩ.
Lần
lượt
ông
làm
cho
các
hãng
danh
tiếng
từ
IBM,
Sun
Chemical
đến
Kodak.
Ở
đó
ông
là
người
giữ
hàng
trăm
bằng
sáng
chế
mà
chỉ
nội
số
tiền
bản
quyền
thôi
mỗi
năm
cũng
đem
về
cho
ông
mấy
triệu
đôla.
Thành
danh
ở
nước
ngoài
nhưng,
khối
óc
không
ngủ
yên
của
ông
đã
thúc
đẩy
ông
về.
Thế
là,
gác
lại
“giấc
mơ
Canada”,
năm
2004,
ông
về
Việt
Nam
thực
hiện
giấc
mơ
Việt.
Ôm
hàng
chục
triệu
USD,
lại
đầu
tư
vào
công
nghệ
cao,
không
phải
ở
Sài
Gòn
mà
lại
chọn
vùng
khỉ
ho
cò
gáy
là
Trà
Vinh,
vùng
đất
thuộc
dạng
nghèo
nhất
nước,
để
lập
nghiệp.
Bạn
bè
bảo
ông
điên,
khuyên
can
không
được,
đành
tặc
lưỡi:
để
xem
ông
“thọ”
được
mấy
ngày.
Thế
mà
ông
vẫn
thọ
và
sống
khoẻ
đến
ngày
nay.
Doanh
thu
Mỹ
Lan
cứ
hàng
chục
triệu
USD,
lợi
nhuận
hàng
trăm
tỉ
đồng
mỗi
năm,
ông
càng
khoẻ
tợn.
Ông
ví
von
sống
và
kinh
doanh
ở
Canada
giống
như
đang
ở
môi
trường
nước
ngọt,
còn
ở
Việt
Nam
là
nước
mặn.
Cho
nên,
để
phù
hợp,
ông
tạo
ra
một
vùng
nước
lợ
để
thích
nghi
và
tồn
tại.
Khởi
nghiệp
tuổi
60
Đùng
một
cái,
ở
tuổi
60,
ông
“nhường”
lại
Mỹ
Lan
cho
vợ
mình,
ra
cù
lao
Long
Trị,
vùng
đất
tách
biệt
với
đất
liền
trên
dòng
sông
Cổ
Chiên,
để
khởi
nghiệp.
Ở
đó,
ông
cùng
đội
ngũ
nhân
viên
trẻ
ủ
mưu
về
các
dự
án
nông
nghiệp
thông
minh,
công
nghệ
cao.
Bữa
lên
Sài
Gòn,
ông
Mỹ
và
bà
Nhàn
tay
xách
nách
mang
một
số
sản
phẩm
đã
ra
lò,
nào
phân
bón
thông
minh,
ổ
khoá
thông
minh,
đồng
hồ
nước.
Tất
cả
đều
thông
minh,
ứng
dụng
điện
toán
đám
mây,
dùng
smartphone
điều
khiển...
Ông
bảo,
startup
của
mình
đã
qua
rồi
giai
đoạn
giông
bão,
đang
trụ
vững
để
chuẩn
bị
cho
một
giai
đoạn
tăng
tốc,
đột
phá
trên
con
đường
giá
trị
tỉ
đô.
Từ
vùng
đất
nghèo
nhất
thế
giới
đó,
ông
đang
thực
hiện
giấc
mơ
công
nghệ
cao
nhất
thế
giới.
Nhưng
điều
ông
mang
đến
lớn
hơn
là
“kho
tàng
ngàn
tỉ”.
Ông
chỉ
vào
cái
đầu
mình,
bảo
đấy
là
gia
tài
người
mẹ
dành
cho
bất
kỳ
ai.
“Khối
óc,
sự
sáng
tạo
của
con
người
tôi
định
giá
lên
tới
1.000
tỉ
đồng.
Nhưng
gia
tài
của
mẹ
đó
đang
bị
con
người
lãng
quên.
Ông
luôn
nhấn
mạnh:
“Cơ
hội
luôn
ở
quanh
ta,
vấn
đề
là
có
nắm
bắt
và
tận
dụng
được
hay
không”
mà
thôi.
Khởi
nghiệp,
ở
người
đàn
ông
này,
luôn
là
một
từ
“máu
lửa”.
Ông
có
thể
nói
hàng
giờ,
hàng
ngày,
với
bất
kỳ
ai,
không
thấy
chán.
Lúc
mới
về,
khái
niệm
khởi
nghiệp
với
ông
phải
là
các
công
nghệ
lớn,
đột
phá,
thay
đổi
thế
giới,
những
thứ
mà
từ Apple,
Google,
Facebook,
Uber...
đang
tạo
nên,
và
giá
trị
phải
lên
tới
hàng
tỉ
USD.
Hai
người
bạn
trẻ
từ
Hà
Nội
đang
điều
hành
một
startup
mà
trong
một
dịp
tình
cờ
ông
biết
đến.
Thế
là
bay
ra
thăm
thú,
cảm
kích
trước
tinh
thần
khởi
nghiệp
như
thuở
còn
trai
tráng
của
mình,
trong
tầng
hầm...
say
mê
không
biết
tháng
ngày.
Duyên
may
chưa
đến
để
hai
bên
hợp
tác,
nhưng
chẳng
hề
gì,
ông
Mỹ
dường
như
đang
tìm
lại
cho
mình
một
tuổi
trẻ
“đầy
khát
khao,
đầy
dại
khờ”,
như
câu
nói
của
thiên
tài
Steve
Jobs
mà
ông
ưa
trích
dẫn.
Trả
lời
phỏng
vấn
TGTT trong
một
studio
nhỏ
ở
163
Pasteur,
quận
3,
toàn
bộ
tấm
áo
ông
ướt
sũng
dù
phòng
có
máy
lạnh,
nhưng
sự
say
sưa
vẫn
không
dừng
nhịp.
Bà
Nhàn,
vợ
ông,
người
mới
từ
Canada
về
“tiếp
quản”
Mỹ
Lan,
để
cho
ông
yên
tâm khởi
nghiệp,
giải
thích,
do
đã
quen
sống
ở
Canada
nơi
có
thời
tiết
giá
lạnh,
nên
không
chịu
nóng
được.
Bà
bảo,
ngôi
nhà
ở
Việt
Nam
của
hai
vợ
chồng,
“lúc
nào
cũng
phải
để
máy
lạnh
ở
20
độ
C”.
TS
Hồ
Quang
Cua:
Anh
Mỹ
là
con
người
đáng
quý,
đáng
tin
Gặp
anh
Mỹ
trong
một
cuộc
thảo
luận
nhóm,
tôi
mời
anh
ấy
về
thăm
Sóc
Trăng,
thăm
phòng
thí
nghiệm
và
thăm
ruộng
trồng
lúa
ST.
Anh
ấy
đi
liền,
lặn
lội
xem
kỹ
rồi
thiết
tha
mời
tôi
về
khu
công
nghiệp
mới
anh
đang
đầu
tư.
Tôi
đi
thăm
trọn
hai
buổi,
cứ
đi
theo
nghe
anh
giới
thiệu,
dẫn
dắt
tận
tình
mà…
kinh
ngạc.
Thiệt
đáng
phục
quá
sức.
Anh
Mỹ
là
nhà
khoa
học
–
doanh
nhân
siêu
đẳng.
Tôi
dám
nói
vậy,
sau
khi
tận
mắt
nhìn
và
đối
chiếu
với
những
công
trình
nông
nghiệp
khác.
Anh
Mỹ
giỏi!
Nói
gọn
vậy
thì
không
rõ.
Trước
nhất
là
một
người
có
tầm
nhìn.
Muốn
làm
cái
gì
thì
đào
sâu,
nghiên
cứu
kỹ,
xong
là
hành
động
quyết
liệt.
Có
kiến
thức,
có
tài
chính,
có
tài
tổ
chức,
nói
tới
đâu
làm
tới
đó,
không
khua,
không
nổ
gì
hết.
Tôi
là
nhà
nghiên
cứu
và
làm
nông
kiên
trì
nhưng
là
kiểu
con
nhà
nghèo.
Thấy
anh
ấy
đầu
tư
“rần
rần”
mấy
dây
chuyền
máy
nhập
của
Mỹ,
Đức,
Nhật…
mà
lạnh
xương
sống.
Hỏi
máy
này
bao
nhiêu
thì
nào
là
máy
này
6
triệu
đô,
máy
kia,
5
triệu
đô,
dây
chuyền
này
15
triệu
đô...
Làm
phân
bón
thông
minh,
anh
ấy
đang
xây
nhà
máy,
bắt
đầu
với
cơ
sở
thiết
kế
100.000
gói/ngày
và
đã
qua
hai
cấp
sản
xuất
thử
(pilot).
Làm
dây
chuyền
cơm
gói
thì
phải
có
đủ
băng
chuyền
nấu
cơm
công
nghiệp,
máy
hấp
cơm,
máy
đóng
gói
và
còn
làm
bao
bì
thực
phẩm
năm
lớp
để
giữ
được
gạo
nguyên
vẹn
nửa
năm
trời.
Tôi
thấy
con
người
này
đáng
quý
quá,
thấy
việc
hay
là
làm
đến
cùng
với
tấm
lòng
vì
quê
nhà.
Thấy
anh
làm
cứ
như
là…
đầu
tư
mạo
hiểm
nhưng
kỳ
thực
anh
ấy
quá
kinh
nghiệm,
và
đã
tính
toán
kỹ
lưỡng...
|
Tờ
giấy
trắng
trong
vùng
nước
lợ
Tất
cả
đều
công
nghệ
cao,
nhưng
lại
chọn
khu
“khỉ
ho
cò
gáy”,
thậm
chí
là
“cù
lao”,
vậy
ông
lấy
đâu
ra
nhân
lực
để
làm?
Một
lần,
ông
kể,
ông
từ
cù
lao
Long
Trị
đi
phà
về.
Quần
đùi,
áo
thun,
dép
lê.
Bên
cạnh
ông
là
một
cô
bé
còn
rất
trẻ,
chỉ
độ
đôi
tám,
tai
đeo
phone
đang
gật
gù
nghe
nhạc.
Bắt
chuyện
mới
biết
cô
bé
đi
thăm
chị
mình.
Hỏi
đã
đi
làm
đâu,
cô
trả
lời
chưa.
“Thế
cháu
muốn
làm
ở
Mỹ
Lan
không”.
“Dạ
muốn,
nhưng
công
ty
đó
to
lắm,
khó
lắm”.
“Bạn
chú
là
giám
đốc,
để
chú
viết
thư
cho”.
Thế
là,
lấy
giấy
bút,
viết
mấy
dòng,
rồi
căn
dặn,
ngày
mai,
giờ
đó,
cứ
đến
chỗ
bảo
vệ
nộp
đơn
và
tờ
giấy
này,
“thế
nào
cũng
được
nhận”.
Sáng
hôm
sau,
ông
Mỹ
làm
việc
như
thường
lệ,
và
cố
ý
chờ
đợi.
Quá
giờ
chừng
30
phút,
chưa
thấy
ai
gọi
lên,
sốt
ruột,
ông
xuống
bảo
vệ
hỏi.
Quả
nhiên,
cách
đó
nửa
tiếng
có
một
cô
gái
đạp
xe
đến
nộp
hồ
sơ,
rồi
quay
về,
nhưng
không
dám
gọi
báo
ông.
Từ
số
điện
thoại,
ông
gọi
lại,
mời
lên
phòng
làm
việc.
Trong
sự
trố
mắt
ngạc
nhiên
của
cô
bé,
ông
cười:
“Chú
là
tổng
giám
đốc
của
công
ty
này
đấy”.
Và
từ
chỗ
không
biết
gì,
cô
bé
bây
giờ
là
trưởng
của
một
dây
chuyền
công
nghệ
cao
trong
Mỹ
Lan.
Quan
điểm
tuyển
dụng
của
ông
chủ
Mỹ
Lan
rất
lạ.
Chỉ
tuyển
những
người
không
biết
gì.
Như
trường
hợp
của
cô
gái
trên
ông
bảo
điều
quan
trọng
là
nhân
cách,
là
chữ
tín.
Ông
bảo
chỉ
tuyển
những
người
giống
như
tờ
giấy
trắng,“vì
về
viết
lên
kiến
thức
dễ
hơn”.
Bây
giờ,
ông
thay
đổi
quan
điểm
một
chút:
chỉ
tuyển
những
ai
có
kinh
nghiệm
dưới
một
năm.
Vậy
ông
viết
gì
lên
những
tờ
giấy
trắng
đó?
Thật
ngạc
nhiên,
điều
đầu
tiên
ông
dạy
nhân
viên
là
cách
sử
dụng...
toilet,
từ
cách
ngồi
đến
lau
sạch
bồn
rửa
mỗi
lần
đi
vệ
sinh,
rồi
đến
nếp
ăn,
nếp
nghỉ.
Đó
chính
là
bài
học
làm
người
mà
bất
kỳ
“môn
sinh”
nào
“nhập
môn”
Mỹ
Lan
cũng
đều
phải
trải
qua.
Sau
đó
mới
là
nghề.
500
nhân
viên
Mỹ
Lan
đều
thế.
Tiếng
tăm
của
ông
Việt
kiều
Nguyễn
Thanh
Mỹ
khiến
rất
nhiều
người
ngưỡng
mộ.
Dù
là
doanh
nghiệp
ở
Trà
Vinh,
nhưng
ông
lại
được
mời
làm
chủ
tịch
LBC
Mekong,
câu
lạc
bộ
Doanh
nghiệp
dẫn
đầu
gồm
các
doanh
nghiệp
lớn
từ
bốn
tỉnh
An
Giang,
Bến
Tre,
Cần
Thơ
và
Đồng
Tháp.
Ở
đó,
ông
trở
nên
thân
thiết
với
ông
Lê
Minh
Hoan,
bí
thư
Tỉnh
uỷ
Đồng
Tháp,
và
thường
trao
đổi
rất
nhiều
vấn
đề,
trong
đó
có
khởi
nghiệp.
Trong
một
lá
thư
thân
tình,
ông
Hoan
nêu
vấn
đề
về
một
quỹ
đầu
tư
mạo
hiểm
cho
startup.
Ông
Mỹ
cho
rằng
một
quỹ
mạo
hiểm
như
vậy
không
phải
là
việc
của
Nhà
nước,
thay
vào
đó
“đầu
tư
cho
startup
nên
để
Việt
kiều
nước
ngoài
làm
cho
lúc
này”,
vì
“họ
có
kinh
nghiệm
và
khách
quan
hơn”.
“Thay
vì
lập
quỹ
đầu
tư
mạo
hiểm
cho
startup,
Nhà
nước
nên
có
quỹ
hỗ
trợ
startup
đăng
ký
bản
quyền
sở
hữu
trí
tuệ
và
bớt
thuế
cho
các
chi
phí
nghiên
cứu
giống
như
Canada
và
Singapore
đã
và
đang
làm”.
Trần
Hoàng
Phi
(Theo
Thế
giới
Tiếp
thị)