16:52 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Xã nghèo xây chợ… bỏ hoang

Thứ bảy - 16/07/2011 01:13
Đó là xã Trường Xuân, huyn Đác Song, tnh Đác Nông. Mc dù là mt xã nghèo, dân s đông, trong đó đng bào dân tc thiu s chiếm hơn 40% dân s ca xã, vy mà trong năm 2010, thc hin Chương trình 135 ca Chính ph, xã đã đu tư xây dng mt ch tr giá hơn 730 triu đng. Nhưng khi đưa vào s dng thì đã bc l quá nhiu bt cp.
Không có gì đáng nói nếu gần 30 hộ tiểu thương lâu nay lấn chiếm lòng, lề đường Quốc lộ 14 để buôn bán chuyển vào kinh doanh, buôn bán trong chợ. Nhưng sau khi chợ - có tên lồng được nghiệm thu, khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay, các tiểu thương chỉ vào kinh doanh, buôn bán được một ngày duy nhất rồi lại chuyển hàng hoá ra bán ven Quốc lộ 14 như trước khi chưa có chợ, còn chợ lồng trị giá gần một tỷ đồng bị bỏ hoang, đóng cửa im ỉm hơn tám tháng nay.
Chủ tịch UBND xã Trường Xuân Phạm Quốc Thuỵ cho biết: “Khi biết chủ trương của tỉnh, huyện đầu tư cho xã xây dựng chợ lồng này, chính quyền và nhân dân trong xã hết sức phấn khởi, vì hàng chục năm nay xã vẫn chưa xây dựng được chợ, trong khi nhu cầu kinh doanh, buôn bán của người dân là rất lớn.
Do chưa có chợ nên một số hộ dân đã tụ tập buôn bán ven Quốc lộ 14 gây mất mỹ quan và cản trở giao thông. Mặc dù xã đã nhiều lần tổ chức giải toả nhưng vì miếng cơm, manh áo nên hôm nay giải toả, hôm sau người dân lại tiếp tục lấn chiếm buôn bán. Chỉ hơn 100m Quốc lộ 14 người dân lấn chiếm buôn bán này trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, chết người, nhưng xã vẫn chưa có biện pháp nào khắc phục, hy vọng sau khi xây dựng chợ xong sẽ giải quyết được vấn nạn này. Nào ngờ, chợ xây dựng xong đến nay đã hơn tám tháng, nhưng vẫn bỏ hoang vì các hộ tiểu thương không chịu vào kinh doanh, buôn bán.
Mặc dù, chợ được xây dựng khang trang, 24 hộ dân đăng ký Ki-ốt kinh doanh trong chợ, mỗi hộ cũng đã đầu tư 6 triệu đồng để lắp đặt khung kệ, che chắn bảo vệ ki-ốt mình… Đã thế, lâu nay xã phải cắt cử người ngày đêm canh giữ, nếu không kẻ gian vào cạy lấy cắp các khung sắt ki-ốt của người dân và đập phá làm hư hỏng”.
Ngày 14-7, chúng tôi ghé thăm ngôi chợ lồng của xã Trường Xuân dưới cơn mưa rả rích, ngôi chợ vẫn đóng cửa nằm im ỉm khuất sau những dãy nhà và quán xá buôn bán tấp nập của người dân sinh sống ven đường Quốc lộ 14.
Theo quan sát của chúng tôi, ngôi chợ chỉ nằm cách Quốc lộ 14 chưa đầy 100m và nằm ngay sát khu đông dân cư, tuy nhiên theo các tiểu thương ở khu vực này thì có nhiều nguyên nhân khiến họ không vào kinh doanh bên trong chợ.
Chị Phạm Thị Thanh, một tiểu thương buôn bán mặt hàng thịt cho biết: “Tôi đã buôn bán ở khu vực này gần mười năm nay, trước đây chưa có chợ nên tôi mở ra buôn bán ngay tại nhà. Nhiều năm nay, tôi mong ước xã có một cái chợ để vào kinh doanh, buôn bán cho đỡ vất vả, khỏi ảnh hưởng đến tình hình trật tự giao thông. Thế nhưng, không hiểu sao khi xã được đầu tư xây dựng chợ lồng này, mặc dù quỹ đất của xã còn nhiều, nhưng UBND xã lại chọn vị trí xây dựng chợ ngay khu đất đồi, để tạo mặt bằng xây dựng chợ, người ta phải múc đất đi tạo nên những mái ta luy đất cao ngay sát chợ lồng, rất nguy hiểm. Vì vậy, không ai dám vào kinh doanh trong chợ. Hơn nữa, chợ lại nằm khuất phía sau nhà dân nên ít người vào đây để mua, còn buôn bán ven đường, người dân qua lại tiện đường mua luôn nên rất đông khách.”
Còn chị Nguyễn Thanh Vân, tiểu thương buôn bán hàng tạp hoá, trái cây tâm sự: “Khi chợ xây dựng xong, được chính quyền xã vận động, gia đình tôi đã đăng ký một ki-ốt trong chợ nhưng không vào buôn bán được vì cả ngày không một khách hàng nào vào chợ để mua. Thói quen của người dân địa phương là khi đi làm nương rẫy về, họ ghé qua các quán bán ven đường mua cho tiện. Vì vậy, mọi người chỉ tập trung buôn bán ven đường quốc lộ”..
Chính vì những bất cập này mà kể từ ngày khánh thành đưa vào sử dụng đến nay đã hơn tám tháng, nhưng chợ lồng xã Trường Xuân trị giá gần một tỷ đồng vẫn đóng cửa im ỉm, gây lãng phí lớn; trong khi đó, người dân vẫn phải kinh doanh, buôn bán ven Quốc lộ 14, làm mất mỹ quan và gây cản trở giao thông. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã vẫn còn rất nhiều công trình dân sinh cấp thiết khác đến nay vẫn không có kinh phí để đầu tư xây dựng.
Không biết sự lãng phí này, các cấp, các ngành của huyện Đác Song và tỉnh Đác Nông có nhận thấy không?

CÔNG LÝ

Nguồn tin: Nhân Dân Điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 130


Hôm nayHôm nay : 42112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 948964

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44316649



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach