22:56 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Các doanh nghiệp FDI đang đóng vai trò gì trong cán cân thương mại Việt Nam?

Thứ năm - 06/11/2014 03:02


Các chuyên gia kinh tế Bloomberg từng nhận định “Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ khu vực FDI”.


Tổng vốn FDI đăng ký giảm, vốn giải ngân tăng

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD; giảm 28,8% so với cùng kỳ 2013. Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại cả nước có 1.306 dự án mới với tổng vốn đăng ký 9,95 tỉ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI vào VN giảm so với cùng kỳ 2013, nhưng vốn giải ngân vẫn tăng cao. Báo cáo cho thấy, trong 10 tháng qua, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,15 tỉ USD; tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp FDI đang gia tăng.

Xuất khẩu chủ yếu từ khu vực FDI

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, ước 10 tháng năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước đạt 123 tỉ USD; tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,5 tỉ USD; tăng 13,6% và đóng góp 67% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các doanh nghiệp FDI đang đóng vai trò gì trong cán cân thương mại Việt Nam? (1)
 

Nhận định về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam từng cho biết “Chính xuất khẩu, mà đặc biệt là xuất khẩu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã vực dậy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong Quý III năm 2014. Thêm vào đó, sản xuất đang phục hồi, mặc dù còn hơi chậm bởi vì các công ty trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn”.

Khu vực FDI liên tục xuất siêu

Tính từ đầu năm đến tháng 10/2014, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của VN ước đạt 123 tỉ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 121,3 tỉ USD. Sau 2 tháng nhập siêu (tháng 9 và tháng 10), thặng dư thương mại cả nước giảm từ mức kỷ lục 3 tỉ USD vào tháng 8 xuống còn khoảng 1,87 tỉ USD. Tuy nhiên khu vực FDI vẫn liên tục xuất siêu.

So sánh số liệu 2 tháng gần đây, tháng 9/2014, cả nước nhập siêu 600 triệu USD; song khu vực FDI vẫn xuất siêu khoảng 500 triệu USD. Tháng 10/2014, cả nước nhập siêu 400 triệu USD, nhưng khu vực FDI vẫn xuất siêu khoảng 500 triệu USD.

Tính chung 10 tháng năm 2014, thặng dư thương mại của cả nước giảm xuống còn 1,87 tỉ USD nhưng khu vực FDI vẫn liên tục xuất siêu, 13,8 tỉ USD.  

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực đều có hàm lượng FDI cao

Số liệu thống kê mới đây của Tổng cục hải quan Việt Nam cho thấy, đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 9 tháng đầu năm 2014 đều xuất phát từ khối FDI.

Dẫn đầu là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 17,26 tỉ USD; với hàm lượng FDI chiếm gần như 100% (kim ngạch xuất khẩu điện thoại, linh kiện của khu vực FDI đạt 17,2 tỉ USD). Đây là kết quả đạt được nhờ sự đóng góp lớn của Samsung với hai nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Theo sau đó là các nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hàm lượng FDI chiếm hơn 98%); giày dép các loại (hàm lượng FDI chiếm hơn 76%); hàng dệt may (hàm lượng FDI chiếm 59,5%) … 


Các doanh nghiệp FDI đang đóng vai trò gì trong cán cân thương mại Việt Nam? (2)
Top 10 nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng FDI cao nhất 9 tháng năm 2014


Thậm chí, đối với các mặt hàng nông sản như hạt tiêu, cà phê, sản phẩm từ cao su, … khối FDI cũng đóng góp từ 28,4% đến 44%. Các sản phẩm truyền thống như hàng gốm sứ, khối FDI cũng chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 44%).  

Khối FDI vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất

Ở phía ngược lại, khối FDI cũng nhập khẩu giá trị lớn các mặt hàng nguyên liệu, máy móc nhằm phục vụ sản xuất trong 9 tháng vừa qua như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (11,9 tỉ USD); máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng (9,8 tỉ USD); điện thoại các loại và linh kiện (5,2 tỉ USD); vải các loại (4,2 tỉ USD) …

Điều này cho thấy, khối FDI đang tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên nó cũng cho thấy sự “non trẻ” trong ngành công nghiệp hỗ trợ nước ta, khi các doanh nghiệp FDI vẫn phải nhập khẩu lượng lớn hàng hóa, nguyên liệu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

>>> Samsung và hành trình 5 năm tại Việt Nam

Top 10 hàng xuất nhập khẩu có hàm lượng FDI cao nhất 9 tháng đầu 2014

Nguyệt Quế
Theo Infonet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 116

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 97


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 917945

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44285630



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach