15:43 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Để ‘giải cứu nông sản’ chẳng lẽ không còn tập nào?

Thứ tư - 30/05/2018 04:23

“Nghi phạm” có khi là thương lái, và thường là Trung quốc, có khi là doanh nghiệp đã ký hợp đồng…

Giải cứu và câu chuyện tiêu chuẩn

Ở chuyện 9kg ớt, đối tượng là một doanh nghiệp Hải Phòng không nêu tên, và lý do là giá ớt trên thị trường rớt quá. Và mãi đến hôm qua, mới thấy doanh nhân bị cho là “bẻ kèo” này xuất hiện trên mạng xã hội với giọng hài cay đắng, anh Nguyễn Sơn Trung. Anh kể rằng, do mưa kéo dài suốt những tháng cận tết, qua tới đầu năm mới có thể gieo giống. Trồng ớt mùa hè là không tốt, anh khuyên nông dân Quảng Trị đổi sang trồng thứ khác. Cả nông dân và chính quyền không đồng ý, nhất là chính quyền cho rằng, không thể thay lời, đã nói trồng ớt là trồng ớt. Rồi ớt bị bệnh, hỏng ngay trên cây.Nông dân thấy vậy, xịt thuốc trừ sâu vô tội vạ, doanh nghiệp bỏ hàng, không mua do không đạt chất lượng. Vậy tại sao tỉnh lại giải thích với báo chí doanh nghiệp bẻ kèo do thị trường rớt giá? Và buộc công chức mua thứ trái bị sâu bệnh, ngậm đầy thuốc trừ sâu. Làm sao ăn? Qua thông tin từ anh Trung, nếu đúng, thì có một điều rõ ràng: doanh nghiệp không bẻ kèo do giá thị trường rớt, sợ bị lỗ. Nhưng vẫn còn nhiều điều khó hiểu: trồng ớt trái mùa không tốt sao vẫn trồng? Ớt bị sâu bệnh, sao không cản nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu? Doanh nghiệp không lấy hàng sao không nói lý do, để bị giải thích sai…? Ớt ngậm thuốc sâu, còn ép bán cho công chức?

Dù ngổn ngang nhiều câu hỏi, chung quy vẫn là thiếu sự chia sẻ giữa chính quyền, nông dân và doanh nghiệp. Yếu tố quan trọng nhất, nổi bật trong câu chuyện này là, sản xuất quá coi nhẹ tiêu chuẩn và tính an toàn. Không thể bán cho ai nếu ớt hay các loại nông sản khác không đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng.

Quả thực, đại bộ phận nông dân còn hết sức mơ hồ tiêu chuẩn.Xưa nay, nền nông nghiệp chưa từng đặt nó thành cốt tử. Tiêu chuẩn là lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, mà cũng là yếu tố được nhà nhập khẩu thế giới xem xét đầu tiên. Và nó cũng đang làm cho nông sản Việt Nam lên bờ xuống ruộng (chất cấm trong cá tra, tôm xuất khẩu, trong trà, gạo, trái cây… bị FDA và các cơ quan kiểm định EU liên tiếp cảnh báo xuất khẩu đang diễn ra hàng ngày). Muốn sản xuất tiêu chuẩn, chỉ có cách tạo nhận thức, hướng dẫn và tiến hành làm chứng nhận, sau đó liên tục kiểm tra việc tuân thủ. Cho đến khi nông dân quen, thành tự nhận thức và tuân thủ tự nguyện, vì lợi ích chính mình.

Giá trị gia tăng và thị trường

Việc quan trọng nữa của cạnh tranh nông sản là tìm giá trị gia tăng, và tìm thị trường. Về giá trị gia tăng, không đâu cung cấp ví dụ tốt hơn tại hội chợ thương mại quốc tế về Thực phẩm và đồ uống, công nghệ thực phẩm và bán lẻ và nhượng quyền thương mại ở châu Á (ThaiFex) mà tôi đang tham gia. Vừa đến gian hàng Việt Nam, được ban tổ chức xếp vào gian “thực phẩm cao cấp”, thấy ngay bên cạnh là một “ngôi nhà có lầu màu đỏ và đen, treo hình một quả ớt to nằm ngang, làm giá treo tấm bảng tên thương hiệu. SOTHAI, tương ớt của người Thái” (sao họ biết nỗi niềm 9kg ớt của mình mà xát thêm muối vào?). Phía sau là một ngôi nhà cao tầng khác, với tên “Chuyên gia về dừa”. Rõ. Chế biến thật tinh và đa dạng. Nắm vững chuyên ngành tối đa để gia tăng giá trị. Đâu cần tuyên ngôn gì.Bạn cứ nhìn hai bức ảnh chụp khi gian hàng còn chưa mở cửa này là hiểu.

Còn Việt Nam chúng ta, bộ Nông nghiệp cũng ý thức rất rõ vai trò ngành chế biến nông sản, thể hiện là đã thành lập cục mới chuyên về chế biến. Nhưng nhiệm vụ làm chế biến đâu chỉ việc của mình bộ Nông nghiệp. Còn là việc của ngành sáng tạo, nghiên cứu thị trường (chế biến theo nhu cầu thị trường) và cả công nghệ. Là việc của rất nhiều người: nghiên cứu, thử thị trường, sản xuất. Còn tìm thị trường là việc căn cốt hơn, kém nhau rất rõ giữa chuyên gia các nước. Một công ty kinh doanh dám vỗ ngực, xưng là chuyên gia ngành dừa, chắc chắn các tổ chức nghiên cứu sáng tạo của họ phải là “trùm”. Như vậy, chế biến còn là việc của nghiên cứu + kinh doanh, nên Israel mới nở rộ hình thức biz-lab, đem hai nhà: nghiên cứu và kinh doanh ngồi lại gần nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau ngay từ khâu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Kim Hạnh

Nguồn tin: TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 840212

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44207897



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach