19:34 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

EVN và những con số khó tin

Thứ năm - 12/01/2012 08:54
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư ngoài ngành không lạ. Nhưng để xác định con số cụ thể và chính xác không phải là điều đơn giản, mà trường hợp của EVN mới đây là một thí dụ điển hình.

Định nghĩa thế nào về đầu tư bất động sản?

Trong văn bản gửi cho báo chí vào ngày 27-12, Bộ Công Thương cho biết trong tổng số 2.108 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành của EVN, có gần 80 tỷ đồng đầu tư vào các doanh nghiệp bất động sản.

Con số này đã thực sự gây sốc cho giới đầu tư, bởi tính đến thời điểm đầu năm 2011, chỉ tính riêng số lượng CP của CTCP bất động sản Điện lực Sài Gòn Vina mà EVN nắm giữ đã lên đến 13,5 triệu CP, tức tương đương với giá trị tính theo mệnh giá 10.000 đồng/CP là 135 tỷ đồng, gấp rưỡi con số Bộ Công Thương đưa ra.

Chưa kể, trong cơ cấu cổ đông của Sài Gòn Vina còn có Tổng công ty Điện lực Miền Nam (5,99%), Tổng công ty Điện lực TPHCM (21,56%), đều là thành viên của EVN.

Vấn đề ở đây cần xem xét lại định nghĩa thế nào là đầu tư ngoài ngành của EVN. Chẳng hạn đầu tư vào bất động sản, nếu EVN làm chủ đầu tư xây dựng một cao ốc, việc xác định là không quá khó.

Nhưng nếu EVN mua cổ phần của một doanh nghiệp bất động sản, xem như hình thức đầu tư gián tiếp thì có gọi là đầu tư vào bất động sản hay không?

Đó là chưa kể nếu EVN đầu tư vào một công ty chức năng sản xuất kinh doanh, nhưng lại có thêm hoạt động kinh doanh bất động sản, sẽ tính toán như thế nào? Đi sâu hơn nữa, nếu các công ty con của EVN chức năng chính là sản xuất, kinh doanh điện, nhưng cũng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, sẽ tính toán như thế nào và liệu EVN “mẹ” có thể kiểm soát được vấn đề này.

Đến một số tỉnh, thành phố, không khó để thấy những dự án bất động sản EVN “con”, EVN “cháu” làm chủ đầu tư nhưng việc nhận diện rõ cũng không hề dễ dàng.

Rắm rối mẹ - con và con - con

Trong cơ cấu đầu tư ngoài ngành của EVN, còn có sự chồng chéo trong sở hữu giữa mẹ-con, con-con không dễ tách biệt rạch ròi. Cuối năm 2010, CTCK An Bình (ABS) có vốn điều lệ 397 tỷ đồng, trong đó EVN sở hữu 28,93% cổ phần, tương đương mức góp vốn 114,87 tỷ đồng, nhưng trong danh sách cổ đông sáng lập của ABS có cả NHMCP An Bình (ABB) với tỷ lệ sở hữu 5,04%.

Ai cũng biết EVN có cổ phần tại ABB, nhưng cổ phần của ABB và EVN là cổ phần theo kiểu mạnh ai nấy giữ, hay vì nhiều lý do mà bên này phải giảm bớt cổ phần và nhờ bên kia “giữ hộ”?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, trong các đơn vị EVN đầu tư, trừ các doanh nghiệp bất động sản và bảo hiểm, ABB và Công ty Tài chính Điện lực đều có lãi.

Vậy ABS ở đâu trong đầu tư ngoài ngành của EVN, ABS có lãi hay không? Tính đến thời điểm cuối năm 2010, ABS lỗ lũy kế hơn 33 tỷ đồng. Nhìn vào tình hình của TTCK hiện nay thì việc ABS, một CTCK tầm trung, không có yếu tố gì đặc biệt.

Con số lỗ lũy kế nêu trên không tăng lên sau khi báo cáo tài chính 2011 được kiểm toán và công bố mới là chuyện lạ. Và như vậy, phần vốn góp của EVN và ABB vào ABS tiếp tục bị thâm hụt.

Thử cộng lại phần vốn góp của EVN tại CTCP Bất động sản Điện lực Sài Gòn Vina và ABS, số tiền đã chiếm sơ sơ khoảng 250 tỷ đồng. Do cả 2 công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, nên muốn thoái vốn không hề đơn giản, vì vậy việc các cổ đông lớn tiếp tục “chôn vốn” dài hạn tại CTCK này là điều có thể thấy được.

Nhìn vào con số nợ hàng nghìn tỷ đồng của EVN đối với các tập đoàn khác với số vốn bị chôn do đầu tư ngoài ngành nêu trên quả thực có nhiều nghịch lý.

Tiến thoái lưỡng nan

Trở lại với câu chuyện một số công ty đầu tư ngoài ngành của EVN “có lãi”, Kiểm toán Nhà nước đã kết luận về báo cáo tài chính 2010 của EVN hầu hết không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không đáng kể. Năm 2010, Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFC) có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, lãi hơn 343 tỷ đồng, tức là tỷ lệ sinh lãi trên vốn điều lệ chỉ xấp xỉ 14%.

Năm 2011, khả năng EVNFC lãi được hơn năm 2010 e rằng cũng khó xảy ra. Cũng liên quan đến EVNFC, có 2 vấn đề cần được nói đến. Đầu tiên, với đặc thù là một công ty tài chính mà lại có rất nhiều người “anh em” trong EVN, nên nếu có ý định, việc sử dụng các thủ thuật kế toán để ghi nhận lãi và lãi như thế nào không phải là điều gì quá khó.

Ngoài ra, cũng không rõ những nguồn vốn EVNFC thu xếp cho khách hàng, các thành viên khác trong EVN có dành cho lĩnh vực bất động sản hay không?

Hiện tại EVN đang đầu tư gần 115 tỷ đồng vào ABB, nhưng lại đầu tư đến 1.000 tỷ đồng vào EVNFC. Ai cũng biết, ngành ngân hàng dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng luôn có sức hút đặc biệt, nhất là với đối tác ngoại, trong khi đó công ty tài chính lại không được như vậy.
Phần vốn của EVN tại ABB dễ bán hơn nhưng ít, trong khi phần vốn khó bán hơn lại còn nhiều. Không bàn đến lý do vì sao EVN đã có một ngân hàng lại còn “đèo bòng” thêm một công ty tài chính, vì thực tế tập đoàn khác cũng vừa có ngân hàng vừa có công ty tài chính. Nhưng vấn đề cần đặt ra ở đây là khi chưa thể thoái vốn,

EVN sẽ “xử” thế nào với đứa con ngoài ngành của mình. Bởi lẽ, nếu tập trung nguồn lực để phát triển không dễ dàng gì, khi những thách thức trong kinh doanh của EVN đã được nêu lên rất nhiều, từ việc nợ các tập đoàn khác, cho đến đầu tư không hiệu quả, nguồn vốn ở đâu để phân bổ.

Nhưng cũng không thể đem con bỏ chợ vì điều này sẽ khiến chính EVN thiệt thòi do giá trị của đứa con giảm xuống.

Theo Thái Ca

Nguồn tin: ĐTTC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 851668

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44219353



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach