22:52 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Người Việt Hàng Việt: Mua bán dọc biên giới không phải dễ

Thứ ba - 20/03/2012 03:47
Giá lúa tại Hồng Ngự (Đồng Tháp), loại IR 50404 chỉ còn 4.800-4.900 đồng /kg tạo ra những giới hạn của sức mua.

Tại đây kết thúc ba ngày bán hàng và khảo sát thị trường trong khuôn khổ Phiên chợ hàng Việt về nông thôn (17-19/03/2012), các doanh nghiệp đã vỡ lẽ ra nhiều khó khăn đối với những thị trường nông thôn đặc thù, nhất là khu vực cận biên giới.
 

Mùa thu hoạch, loại lúa thường thất giá Ảnh: HL

Lọt giữa cái thế Tân Châu giàu có (An Giang) và thị xã Hồng Ngự khá nhộn nhịp, người buôn kẻ bán ở chợ Hồng Ngự thừa nhận huyện mới chia tách nên không thể nhộn nhịp như “đàn anh , đàn chị”.

Chợ huyện Thường Thới tuy chỉ cách biên giới Campuchia chừng 15km nhưng tiểu thương chưa có suy nghĩ phải bơm hàng từ đây ra biên giới. Chợ biên giới Cả Sách cách biên giới một cây số có đến 80% là hàng Việt nhưng đa phần hàng có phẩm cấp thấp, trôi nổi, những sản phẩm đạt danh hiệu HVNCLC có mật độ bao phủ khá thấp.

Chị Lâm Ni-San, chủ một kiosque lớn trong chợ Cả Sách, là Việt kiều ở Campuchia trước 1975, rành rẻ tiếng Khmer, nói 50% là người từ Camphuchia sang là thân chủ của chị. “Người Camphuchia thích những sản phẩm giá mềm một chút, khu vực giáp biên với Việt Nam đa phần là người nghèo. Họ trả giá dữ lắm. Lâm Ni San thừa nhận tiểu thương ở đây nói thách dữ lắm. Phải nói thách vì hàng hóa đa phần là do tiểu thương khó khăn khi tự chạy hàng ngoài thị xã Hồng Ngự, Tân Châu hoặc đi Sài Gòn lấy hàng về bán trong khi tìm đồng vốn khó khăn, nguồn hàng cũng không có nhiều.

 

Việc mua sắm cân nhắc Ảnh: HL

Hàng Việt Nam chất lượng cao, trừ hàng của các công ty đa quốc gia, ít thấy ở khu vực biên giới. Ông Ngô Hùng Cương, trưởng phòng marketing của công ty quạt máy Trần Phát (quạt Yanfan) cho biết: “Hàng hóa tại chợ Thường Thới không được phong phú cho lắm dù đại lý của chúng tôi ở thị xã Hồng Ngự đẩy hàng xuống tận chợ này, nhưng thực tế hàng bán không mấy chạy vì người dân có thói quen đi ngược lên thị xã hoặc là qua thị xã Tân Châu, An Giang (chỉ cách con sông Sở Thượng) để mua vì có nhiều sự lựa chọn hơn.

Thói quen này, mãi tới khi các doanh nghiệp theo phiên chợ hàng Việt về Hồng Ngự mới thấy rõ. Ông Nguyễn Trọng Hòa, đại diện công ty nhựa Duy Tân nhận xét: “Nhu cầu tiêu dùng của người dân ở đây đang chịu ảnh hưởng lúa rớt giá. Đối với những sản phẩm cao giá một chút, người dân đắn đo lựa chọn.” Ông Võ Thành Tâm, công ty thuốc sát trùng Cần Thơ (CPC) cho biết ở chợ Cả Sách có một điểm kinh doanh sản phẩm của CPC, nói thuốc trị ốc bươu vàng ở đây xài dữ lắm, nhưng mùa này vừa gặt lúa xong nên mua làm gì. Tới mùa mua cũng chưa muộn, qua sông là tới Tân Châu, thứ gì chẳng có?

Ngược lại, Vinamilk, bột thực phẩm Vĩnh Thuận, nhựa Duy Thành, bột giặt Lix, nước rửa chén Mỹ Hảo… nhìn nhận mức độ phủ hàng nơi đây khá tốt. Đại diện của công ty Bột Vĩnh Thuận cho biết, khi chương trình Hàng Việt về nông thôn về tới huyện Tân Hồng (3-2010) kế bên, sản phẩm của Vĩnh Thuận được người tiêu dùng biết đến và nay thì có hàng phủ về tận chợ biên giới Cả Sách.

Một trong những kinh nghiệm khá thành công của các công ty đa quốc gia là làm những gói nhỏ bên cạnh những chai lớn để người lao động mua hàng không thấy ngán tốn nhiều tiền.

Doanh nghiệp thể hiện sự đồng cảm Ảnh: HL

 

Các cơ sở đặc sản - sản phẩm làng nghề Trà Vinh xem đây là sự cọ sát thị trường Ảnh: HL
 
 

 

Theo BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 146


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 860043

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44227728



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach