22:52 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt tại chợ truyền thống

Thứ năm - 22/03/2012 21:05
Hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn chưa thể thay thế được chợ truyền thống. Chợ truyền thống vẫn có những ưu thế nhất định để đưa hàng Việt vào phân phối lưu thông, nhằm cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng loại nhập khẩu.



"Cải tạo" chợ truyền thống
 
Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), hiện thị trường hàng hóa đang được phân phối bởi hai kênh chính là các chợ truyền thống và hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Theo dự đoán, từ  2010 đến 2015, mỗi năm, số lượng các điểm bán hàng hiện đại tăng từ 18 đến 25%. Sự xuất hiện của kênh hiện đại tạo ra áp lực cạnh tranh về thu hút người mua hàng đối với các phương thức bán hàng truyền thống (cửa hàng và chợ).
 
Thực tế cho thấy, việc quản lý nhà nước và hỗ trợ chợ truyền thống trong bối cảnh thị trường mới còn nhiều hạn chế, nhất là ứng dụng những cách thức quản lý mới để phát triển kinh doanh tại chợ, hỗ trợ kiến thức cho tiểu thương. Khi mua hàng ở chợ, nhiều người dân vẫn còn tâm lý không tin tưởng đối với các sản phẩm tại đây. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) Vũ Kim Hạnh, chợ truyền thống vẫn chiếm tới 70% nhu cầu mua sắm của người dân và đây vẫn là kênh phân phối tiềm năng cho các sản phẩm hàng Việt với những ưu điểm như phân bố rộng khắp các địa bàn dân cư, từ vùng nông thôn đến thành thị; đối với các sản phẩm bày bán, nhà sản xuất có thể thương lượng với người bán hàng để trưng bày, sắp xếp để đạt hiệu quả tiếp thị lớn nhất và nhất là tiện lợi cho người tiêu dùng khi mua sắm. Với mục tiêu đưa hàng Việt tiếp cận chợ, việc "cải tạo" lại cách phân phối, bày bán hàng hóa sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng hóa một cách chính thức vào các chợ, dưới sự bảo trợ bằng uy tín của chương trình và cơ quan quản lý nhà nước. Các tiểu thương cũng được cung cấp các kỹ năng về bán hàng; tư vấn kinh nghiệm và cung cấp dữ liệu thông tin về các chợ mục tiêu cho doanh nghiệp để phát triển kênh phân phối tại đây.
 
Đưa hàng Việt vào chợ
 
Để chợ truyền thống trở thành kênh phân phối và quảng bá cho hàng Việt, Hội HVNCLC đang triển khai dự án "Đưa hàng Việt vào chợ truyền thống". Để triển khai dự án này, BSA tổ chức vận động các doanh nghiệp đạt chứng nhận HVNCLC mạnh dạn đưa sản phẩm vào chợ. Tiếp theo là công tác huấn luyện và tập huấn cho tiểu thương kỹ năng bán lẻ. Các chuyên gia và các tiểu thương cùng trao đổi về những bí quyết, nguyên tắc giữ chân khách hàng; phải tránh những thói quen như đốt phong long, nói thách, chặt chém, khó chịu... với khách hàng. Đặc biệt, trong chiến lược dài hơi, dự án phải thực hiện cho được việc nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ truyền thống, nâng cao năng lực ban quản lý chợ và kỹ năng bán hàng của các tiểu thương. Trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, cũ kỹ của nhiều chợ, đây được xem là một tiền đề vô cùng quan trọng. Ngoài ra, sự kết nối với địa phương cũng được tiến hành nhằm tạo điều kiện cho hàng Việt vào đây một cách thuận lợi hơn. Hội HVNCLC cũng tổ chức nhiều chương trình quảng bá đi kèm như: Đi chợ cùng đại sứ hàng Việt, Giỏ hàng may mắn, Mr. Hàng Việt ghé cửa hàng... để kích thích nhu cầu mua sắm của người dân.
 
Theo ông Lương Vạn Vinh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hóa Mỹ phẩm Mỹ Hảo, để hàng Việt thật sự có chỗ đứng các sạp trong chợ không hề đơn giản, bởi với lượng hàng hóa trong và ngoài nước phong phú như hiện nay, người dân có quyền lựa chọn sản phẩm nào mình ưng ý nhất. Cũng theo ông Vinh, trước khi đưa hàng vào chợ, trừ các đơn vị đã tạo dựng được uy tín thì nhà sản xuất nên tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường để lựa chọn kênh phân phối tốt nhất, đồng thời thực hiện tốt khâu chăm sóc khách hàng. Điều quan trọng hơn, nhà sản xuất phải cam kết chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng đồng thời khi tiếp thị, sản phẩm đó phải được người tiêu dùng chấp nhận. Tổ chức tốt khâu phân phối hàng hóa cho các đơn vị có sản phẩm tốt nhưng có quy mô nhỏ. Ngoài ra, để dự án đạt được những hiệu quả nhất định, địa phương cũng cần tổ chức các hoạt động hỗ trợ về cơ sở vật chất và tài chính để các nhà sản xuất đưa hàng hóa vào chợ. Đây được xem là một trong những chương trình vận động tăng sức cạnh tranh hàng Việt tại các chợ truyền thống trong bối cảnh các sản phẩm ngoại nhập xuất hiện ngày càng nhiều trên sạp, đồng thời đẩy mạnh việc phát triển thị trường nông thôn cho hàng Việt. Dự án này sẽ góp phần xây dựng các tiêu chí, niềm tin giữa ba nhà: nhà sản xuất, tiểu thương và người tiêu dùng; ba đáng: đáng tin, đáng tiền và đáng dùng và ba tin: doanh nghiệp tin, tiểu thương tin và người tiêu dùng tin.
 
 

Quang Quý

Nguồn tin: Nhân Dân Điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 19

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 860069

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44227754



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach