16:21 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Vị thế nào cho gạo Việt Nam?

Thứ tư - 22/02/2012 06:01
Trong khi Thái Lan vẫn tiếp tục chính sách bảo hộ giá lúa cho nông dân, và muốn hợp tác với Việt Nam để giữ giá gạo ở mức cao, thì Ấn Độ đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Cùng với Mianmar, Ấn Độ, Mianmar đang cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam ở những thị trường xuất khẩu truyền thống như Châu Phi, Indonesia… Việc xác định vị thế nào cho hạt gạo Việt Nam đã và đang rất nóng khi mà thị trường gạo thế giới đang cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.


Giáo sư  - tiến sĩ Bùi Chí Bửu – Viện trưởng Viện lúa gạo Miền Nam.Ảnh: Hải Ninh
 

Website BSA đã có dịp trao đổi cùng Giáo sư  - tiến sĩ Bùi Chí Bửu – Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Miền Nam về những vấn đề nóng hổi của thị trường lúa gạo Việt Nam hiện nay.
 
PV: Xin ông cho biết những khó khăn trong xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong năm 2012?
 
GS TS Bùi Chí Bửu: Cái khó khăn mà tôi hình dung có thể xảy ra là giá lúa gạo trên thế giới đang xuống thấp. Vì một số nước có kho dự trữ lớn như Ấn Độ đã xuất kho để thay thế lượng lúa mới trong kho của họ. Và FAO dự báo trong năm 2012, thị trường lúa gạo từ 34 triệu tấn sẽ chỉ còn 31 triệu tấn. Nghĩa là nhu cầu lúa gạo giảm đi. Đặc biệt, dự trữ gạo thế giới trước đây xấp xỉ 100 triệu tấn/năm thì năm 2012 dự báo của FAO là sẽ đạt 151 triệu tấn. Vì vậy bất cứ một nước nào mở kho dự trữ ra thì sẽ đều ảnh hưởng đến giá gạo thế giới.
 
Xu hướng an ninh lương thực trên toàn thế giới sẽ không giảm, bởi vì diện tích đất trồng lúa đang ngày một ít đi trong khi dân số tiếp tục tăng, nguồn nước tưới cũng giảm. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan trong những ký kết hợp đồng. Bởi một thực tế là những nước giàu, những nước thường mua gạo cấp thấp để viện trợ nước nghèo cũng đang gặp khó khăn lớn về tài chính. Nhu cầu cung ứng này cũng không bình thường như hàng năm được.
 
PV: Giữa hai mục tiêu: an ninh lương thực cho lâu dài và xuất khẩu để có lợi cho nông dân. Chúng ta nên cân đối lợi ích này như thế nào, thưa ông?
 
GS TS Bùi Chí Bửu: Theo tôi, nên đặt an ninh lương thực lên hàng đầu, vì đây là cách để phát triển bền vững và ổn định. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo không thể coi thường vì đó là cách để nông dân bán gạo giá cao.
 
PV: Vậy theo ông có những lưu ý gì để tình trạng xuất khẩu gạo của chúng ta khả quan hơn?
 
GS TS Bùi Chí Bửu: Điều kiện để ổn định được việc xuất khẩu gạo bền vững là chúng ta phải tạo được uy tín cũng như thương hiệu cho gạo Việt Nam mình. Nếu có uy tín và thương hiệu như gạo Thái Lan thì sẽ không sợ điều gì. Bởi Thái Lan cũng có lúc lên xuống thất thường nhưng vẫn xoay quanh trục giá an toàn cho nông dân của họ. điều đó có nghĩa là chúng ta phải thay đổi chiến dịch kinh doanh hạt gạo một cách bài bản hơn. Hiện nay chúng ta đã bắt đầu có những mô hình tích cực như đầu tư cánh đồng mẫu lớn, doanh nghiệp đứng sau nông dân để bao tiêu sản phẩm. Hiệu quả của những mô hình này là hạt gạo sẽ có giá cả ổn định và và thương hiệu cũng rõ ràng hơn.
 
PV: Thưa ông, nhiều lo ngại đặt ra là Việt Nam có nên làm lúa thơm hay không? Xin ông cho biết ý kiến về việc này.
 
GS TS Bùi Chí Bửu: Hiện nay nhu cầu thị trường lúa gạo thế giới khoảng 30 triệu tấn/năm thì lúa thơm chỉ chiếm dưới 10%, nghĩa là chỉ khoảng chừng 2-3 triệu tấn. Đây là một thị trường rất nhỏ, giống như mình đi buôn kim cương hay hàng cao cấp. Thị trường này rất kém chọn mà trước giờ chỉ Thái Lan đã chiếm khoảng 1,5 – 1,8 triệu tấn, Ấn Độ và Pakistan chiếm khoảng 300 – 400 ngàn tấn rồi. Còn nhìn về thị trường tiêu thụ, tập trung chủ yếu ở những nước có nguồn gốc Trung Hoa như Singapore, Đài Loan, Hông Kông hoặc Myanma. Còn thị trường Châu Âu không chấp nhận những sản phẩm gạo thơm vì họ sợ có mùi đồng nghĩa với bị tạp nhiễm. Họ chủ yếu là tiêu thụ gạo hạt dài cao cấp. Hiện nay gạo cao cấp xuất khẩu với giá rất đắt, khoảng 700 – 800 USD/tấn, song tiêu thụ cực kỳ khó khăn. Ngay cả thương hiệu gạo Basmati nổi tiếng của Ấn Độ cũng là do một công ty phân phối của Anh nhập về phân phối lại trên toàn thế giới.
 
Với Việt Nam, ngay cả những giống gạo thơm nổi tiếng như Nàng Thơm chợ Đào hay Tám thơm cũng có những nhược điểm là rất kén đất, khó để phát triển mạnh. Nên chúng ta vẫn có thể làm để cạnh tranh nhưng đây không phải là thế mạnh. Cần quyết định chọn giống lúa nào đi vào thị trường nào cần nhất, có số lượng lớn nhất và phù hợp với thế mạnh của mình.
 
Gạo cấp thấp cũng đang bị cạnh tranh quá mạnh bởi Ấn Độ. Theo tôi, chúng ta nên đầu tư vào gạo cấp trung để phát triển tại các siêu thị ở Châu Âu. Đó là hướng đầu tư an toàn.
 
PV: Ông có đề cập đến vấn đề định vị thương hiệu cho hạt gạo. Vậy theo ông vấn đề cốt lõi cần giải quyết của việc định vị thương hiệu là gì?
 
GS TS Bùi Chí Bửu: Cái khó khăn lớn nhất trong việc định vị thương hiệu gạo Việt Nam hiện nay nằm ở chiến lược kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp. Không có nước nào xuất khẩu từ hạt gạo như Việt Nam mình cả mà họ xuất khẩu từ hạt lúa. Nghĩa là doanh nghiệp phải sát cánh, hỗ trợ nông dân trong ngay từ công đoạn sản xuất chứ không chỉ phân phối. Bởi lẽ quá trình sản xuất từ lúa thành gạo chứa đựng bao nhiêu rủi ro như sâu bệnh, dịch hại, thiên tai mà hiện nay chỉ người nông dân lãnh đủ. Còn khâu phân phối lưu thông thì mình vẫn giao cho thương lái rồi mới đến tay doanh nghiệp. Chuỗi giá trị qua rất nhiều trung gian như vậy sẽ rất khó kiểm soát. Và chúng ta lại đang làm theo một quy trình ngược. Thay vì sấy lúa chờ giá cao rồi chà gạo bán thì các doanh nghiệp lại dùng lúa tươi chưa sấy chà ra gạo trước rồi mới đi sấy gạo. Điều này làm cho hạt gạo không bảo quản được lâu, dễ bị ẩm mốc, đổi màu, tạp nhiễm trong suốt quá trình vận chuyển.
 
Một điều nữa là các doanh nghiệp đều thiếu kho dự trữ đạt tiêu chuẩn. Hiện nay các kho đều dưới 2000 tấn, chưa có kho nào đạt chuẩn quốc gia. Trong khi kho bãi lại giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trước biến động giá cả, bởi khi giá gạo xuống quá thấp, thay vì phải bán tháo thì có thể cất gạo vào kho để chờ. Thêm vào đó là vấn đề chênh lệch giá giữa các loại gạo có phẩm chất khác nhau. Hiện nay giá gạo IR 50404 và gạo Jasmine cách nhau không bao nhiêu nên không tạo được động lực khuyến khích người dân làm gạo phẩm chất cao. Thậm chí nếu trộn các loại gạo với nhau họ còn lời hơn do chính sách thu mua lỏng lẻo. Mà một khi đã không đảm bảo được chất lượng “trước sau như một” thì rất khó tạo dựng được một thương hiệu!
 
Phải giải quyết triệt để những vấn đề trên mới mong xây dựng được thương hiệu gạo uy tín cho Việt Nam.
 
PV: Xin cám ơn ông.
 

 

Hải Ninh (lượt ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 349

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 348


Hôm nayHôm nay : 74356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 642173

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43153942



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach