11:01 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Nông dân bỏ GAP

Thứ tư - 21/03/2012 20:59
Nhiều nhà vườn trồng bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn… ở ĐBSCL đã bỏ sản xuất theo quy trình Global GAP dù cố công đeo đuổi nhiều năm nay.



Tốn kém chi phí đầu tư, song hiệu quả kinh tế không như mong muốn. Đầu ra không bảo đảm, giá bán sản phẩm bị đánh đồng với sản xuất thường khiến nông dân hết mặn mà với kiểu sản xuất chuyên nghiệp.

GAP cũng như thường

Năm 2008, tổ chức đánh giá thẩm định tiêu chuẩn quốc tế (SGS) tại Việt Nam chính thức cấp cho HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Vĩnh Long) chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP với 26 hộ tham gia với diện tích là 23,49 ha.
Nhưng sau gần 2 năm tham gia trồng 1,5 ha bưởi Năm Roi theo quy trình Global GAP, bà Ngô Thị Thúy Vân, ấp Mỹ Thới 1, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đã không tiếp tục thực hiện theo quy trình này. Theo bà Vân, về hiệu quả kinh tế thì trồng theo quy trình Global GAP cũng tương đương trồng bình thường nhưng sản xuất lại quá cực. Phải ghi sổ nhật ký: ngày bón phân, xịt thuốc… Khi bán, HTX Mỹ Hòa chỉ chọn được 20% bưởi đạt chuẩn bán giá cao hơn bên ngoài khoảng 3.000 đồng/kg, còn lại HTX không mua. Bây giờ không làm theo quy trình Global GAP, bán cho công ty hay thương lái bên ngoài giá có thấp hơn, nhưng bù lại họ mua xô hết và trả tiền liền. Cũng vì những lý do như vậy mà nhiều nhà vườn đã nói lời chia tay với qui trình Global GAP.

Huyện Bình Minh có trên 2.000 ha trồng bưởi Năm Roi, với sản lượng hơn 22.600 tấn/năm, nhưng chỉ có khoảng 2% diện tích trồng theo qui trình Global GAP. Bà Phan Thị Bé, Trưởng Phòng kinh tế huyện Bình Minh, cho rằng hộ có diện tích nhỏ không thấy được lợi ích mà lại phải chịu nhiều sự ràng buộc, nên không tham gia. Ngoài ra nếu tham gia, ngoài hỗ trợ, mỗi hộ phải bỏ ra khoảng 5 triệu đồng, nên với hộ canh tác nhỏ lẻ là rất khó.

Tương tự, nhiều nhà vườn tại HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang) cũng không chịu được yêu cầu khắt khe của chứng nhận Global GAP, nên đã bỏ cuộc. Vừa qua, có 16 hộ đã rút khỏi HTX vì không thực hiện được những quy định của tiêu chuẩn này.

Thiếu tiền làm GAP

Ông Nguyễn Văn Ngàn, Chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, cho rằng chi phí để được cấp chứng nhận Global GAP quá đắt. Năm 2008, khi đăng ký chứng nhận Global GAP phải tốn 7.300 USD, tái cấp lần 2 là 5.000 USD, nhưng lúc đó HTX được hỗ trợ. Hiện tại, HTX không biết lấy đâu ra tiền để tái đăng ký lần 3 khi thời hạn của chứng nhận lần 2 sắp hết. Canada và Anh là 2 thị trường xuất khẩu chính của vú sữa Lò Rèn, nhưng số lượng rất hạn chế. Trong 2 năm (2008 - 2009), HTX này chỉ xuất khoảng 10 tấn khi có chứng nhận Global GAP, nếu trừ chi phí không còn lời.

Còn với bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, HTX không có đủ khả năng để tái đăng ký lần thứ 3 kể từ tháng 9.2009, giờ nếu muốn công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP thì phải làm lại từ đầu, do thời hạn tái đăng ký lần 3 đã hết. Và như vậy chi phí lên đến vài chục ngàn USD.

Theo TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, nông sản đạt chứng nhận GAP là xu hướng tất yếu của quy luật hàng hóa hiện nay, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp chất lượng cao và có thương hiệu. Người dân không làm sẽ quay lại cách sản xuất lạc hậu, khó tồn tại trên thị trường thế giới. TS Châu cho rằng, nhà nước chỉ hỗ trợ làm các chứng nhận GAP lần đầu, những lần tái chứng nhận sau đó, địa phương cần tiếp sức. Một mô hình đạt chứng nhận Viet GAP tốn khoảng 30 - 40 triệu đồng, Global GAP khoảng 60 triệu đồng, chính quyền tỉnh cần giúp đỡ để HTX đứng vững, sau đó HTX sẽ tự lo.

Theo Trung Dân

Nguồn tin: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 39078

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 936418

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44304103



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach