11:33 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Lối đi nào cho nông sản xuất khẩu? - Khi “quân cờ” trong tay thương lái

Thứ hai - 31/03/2014 06:57

Có một nghịch lý tồn tại lâu nay, đó là người nông dân đóng vai trò then chốt trong khâu tạo ra sản phẩm nông nghiệp, song người quyết định quá trình tiêu thụ sản phẩm lại là thương lái. Đây chính là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất, trong khi người làm ra nông phẩm lại phải chịu thiệt thòi.

 
 
 
Chỉ có 2000 đồng/kg dưa hấu, người nông dân
 đang đứng trước tình cảnh trắng tay

 
 
Vụ mùa dưa hấu năm nay, người dân các tỉnh miền Trung và Tây Nam bộ trúng lớn. Những tưởng được mùa dưa hấu, bà con nông dân sẽ có  "của ăn của để”, song nhiều ngày qua, dưa hấu dồn ứ ở Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) khiến thương lái không về tận ruộng thu mua dưa nữa. Bà con ở các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang... rơi vào tình cảnh khó khăn, dưa hấu phải bán rẻ mạt với mức 1.000-2.000 đồng/kg cũng không đắt hàng.
 
 
Được vụ mùa dưa hấu bội thu, nhưng gia đình bà Đỗ Thị Xuân Hạ (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) không vui. Bà Hạ cho biết, gia đình bà vụ mùa năm nay thu hoạch được khoảng 10 tấn dưa hấu, nhưng mới chỉ bán được một nửa. Còn gần 5 tấn đang chất đầy nhà mà mấy ngày gần đây, không thấy thương lái quay lại hỏi mua nữa. Lo sợ dưa hỏng, ông bà Hạ cùng con cháu đã chở dưa ra chợ bán, nhưng đâu chỉ có mình nhà bà bán dưa, ở chợ dưa bầy la liệt, nhà bà bán có 1.500 đồng/kg mà cũng chẳng mấy khách hỏi mua.
 
 
Bà Hạ cho hay, nếu giờ thương lái có quay lại hỏi mua, thì họ có hạ giá xuống thấp nữa bà cũng bán.
 
 
Tình cảnh của gia đình bà Hạ ở Đồng Xuân, Phú Yên cũng tương tự nhiều nông hộ ở Phú Yên và các tỉnh như Quảng Ngãi, Sóc Trăng… hiện nay. Nguyên do là bởi, dưa hấu được mùa, bà con nông dân thu hoạch ồ ạ cùng một lúc khiến cho dưa không tiêu thụ được, bị dồn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn nhiều ngày qua.
 
 
Tình cảnh này một lần nữa lại chứng minh một thực tế rằng, trong chuỗi sản xuất nông sản, lâu nay, thương lái vẫn đang giữ vai trò quyết định: Họ quyết định về giá cả, quyết định về thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ. Còn nông dân- người sản xuất chính trong nền kinh tế nông nghiệp, lại hoàn toàn bị động. Bà con nông dân muốn tiêu thụ được sản phẩm thì chỉ trông vào thương lái. Thậm chí, tình trạng ế thừa còn cho thấy vai trò của thương lái lớn đến như nào. Thương lái là đối tượng nắm trong tay các đầu mối, tạo ra một kênh tiêu thụ nông phẩm mang tính độc quyền.

 
Việc phụ thuộc khâu trung gian đã khiến thị trường nông sản rơi vào tình trạng bấp bênh. Không chỉ một loại nông phẩm, mà hầu như tất cả các loại nông phẩm, từ rau, củ, quả đến con tôm, con cá… thì người  nông dân luôn ở trong tình thế "được chăng hay chớ”. Họ không thể làm chủ được thị trường, vị trí đó thuộc về thương lái. Nhà nông bị ép giá,  người tiêu dùng buộc phải mua nông phẩm đội giá, do phải đi qua nhiều tầng nấc trung gian. Thương lái, đối tượng ở giữa, quả thật là "ngồi mát ăn bát vàng”.
 
 
Tất nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của thương lái trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản. Một trong những mặt mạnh của lực lượng này là trung chuyển hàng hóa đến tay người mua. Thậm chí, những hộ nông dân nghèo nặng gánh chi phí đầu vào như mua vật tư sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… còn có thể dựa vào thương lái bằng cách vay vốn. Sau đó là phải hạ giá nông sản. Cách này được nhiều nông hộ lựa chọn vì đối với bà con nông dân, tiếp cận vốn ở hệ thống ngân hàng là một điều gì đó rất xa vời.
 
 
Việc này giống như con dao hai lưỡi, khiến bà con nông dân liên tục phải chịu cảnh ép giá của thương lái. Đó còn chưa kể đến việc nhiều thương lái đã trà trộn vào trong đó hàng kém chất lượng hòng chiếm lợi nhuận cao. Nguy hiểm hơn, nhiều thương lái còn câu kết và tiếp tay cho thương lái nước ngoài tranh mua, tranh bán ở trong nước, đồng thời đưa nguyên liệu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm kém chất lượng, các loại hóa chất độc hại từ nước ngoài vào gây lũng đoạn thị trường nội địa, ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi, trồng trọt trong nước. Đó cũng là thực tế đã và đang diễn ra trong thời gian qua.
 
 
Đem câu chuyện này chia sẻ với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp, vị chuyên gia này cho rằng, muốn tăng được lợi nhuận cho bà con nông dân trong chuỗi giá trị nông sản, giải pháp hợp lý nhất vẫn là kéo người nông dân lại dần doanh nghiêp hơn. Điều đó cũng có nghĩa, làm sao để khâu trung gian- lực lượng thương lái được loại bỏ dần.

 
MINH PHƯƠNG

Nguồn tin: Đại Đoàn Kết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 40630

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 980082

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44347767



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach