11:01 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Hàng đặc sản ĐBSCL đến Tây Nguyên

Thứ hai - 22/12/2014 06:02
Tuần qua, trong khuôn khổ Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) diễn ra tại Đắk Lắk, chương trình “Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh An Giang và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chương trình kết nối này góp phần “mở đường” cho hàng đặc sản đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chinh phục người dân các tỉnh Tây Nguyên.
 
Chương trình “Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh An Giang và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk” thu hút sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối của hai tỉnh cùng lãnh đạo sở Công Thương, trung tâm Xúc tiến thương mại, trung tâm Khuyến công An Giang và Đắk Lắk… Sự tham gia đông đủ của các nhà sản xuất, cơ quan chức năng cho thấy, vấn đề đầu ra cho hàng đặc sản đang nhận được quan tâm rất lớn của các địa phương.
 
 
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đặc sản của tỉnh An Giang với đơn vị phân phối tại tỉnh Đắk Lắk.
 
Tại buổi kết nối, bà Mai Thị Ánh Tuyết – giám đốc sở Công Thương tỉnh An Giang giới thiệu đến doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk những thế mạnh của tỉnh An Giang. Bà Tuyết nhấn mạnh, tỉnh An Giang hiện nay có 28 làng nghề sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Bà Tuyết cho biết, Tây Nguyên là một thị trường rất tiềm năng, trong đó Đắk Lắk có vị thế trọng điểm. của Tây Nguyên. Do đó, việc xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối tại Đắk Lắk là điều kiện tiên quyết trong việc phát triển thị trường cho đặc sản An Giang. “An Giang đang xúc tiến để những sản phẩm này đến nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Đắk Lắk là một trong những ưu tiên hàng đầu”, bà Tuyết nói.
 
Trong khi đó, ông Huỳnh Ngọc Dương – phó giám đốc sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho hay, hiện nay người tiêu dùng tại Đắk Lắk ưa sử dụng các sản phẩm xuất xứ Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm thuộc khu vực ĐBSCL. Theo nhận định của ông Dương, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất đặc sản của An Giang có thể thâm nhập thị trường này. Ông Dương cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp đặc sản ĐBSCL cần tìm hiểu rõ phong tục tập quán cũng như hành vi tiêu dùng của người dân tại địa phương.
 
Tham gia buổi kết nối, các doanh nghiệp và nhà phân phối tỉnh Đắk Lắk nêu ra một số thắc mắc về chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất và chính sách bán hàng của các doanh nghiệp An Giang.
 

Các sản phẩm đặc sản tỉnh An Giang tại Hội chợ HVNCLC Đắk Lắk 2014 được người dân địa phương quan tâm tìm mua.
 
Theo các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đặc sản của An Giang, họ cam kết đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa cung ứng cho các doanh nghiệp phân phối tại Đắk Lắk. Về chính sách bán hàng, các doanh nghiệp chia sẻ: Dù chí phí vận chuyển khá cao do khoảng cách giữa hai tỉnh xa, nhtinhrAn Giang sẽ cam kết cung cấp hàng hóa với giá tốt nhất cho thị trường Đắk Lắk, tạo tiền đề để xây dựng mạng lưới phân phối tại thị trường Tây Nguyên. Ông Trần Hữu Đỉnh – chủ cơ sở sản xuất nước mắm Đỉnh Hương cho rằng, hội chợ HVNCLC là cơ hội không thể tốt hơn để hàng đặc sản An Giang “ra mắt” người tiêu dùng tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
 
Đại diện công ty TNHH Thiên Long Phát (nhà phân phối tại Đắk Lắk) khẳng định, công ty đang có nhu cầu phân phối các sản phẩm đặc sản ở khu vực ĐBSCL để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. Kết thúc buổi kết nối, công ty Thiên Long Phát đã ký hợp tác phân phối hàng cho bốn nhà sản xuất đặc sản của An Giang gồm: Cơ sở sản xuất nước mắm Đỉnh Hương, cơ sở sản xuất đường thốt nốt Lan Nhi, công ty TNHH lương thực Tấn Vương và công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang.
 
Đánh giá về chương trình kết nối, bà Hồ Đức Minh – Chánh văn phòng Hội DN HVNCLC cho biết, hiện nay Hội DNHVNCLC đang thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận với thị trường Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Ngoài ra, theo bà Minh, năm 2015, Hội sẽ tổ chức chương trình “Hàng Việt về nông thôn” tại Đắk Lắk nhằm nâng cao uy tín, sự tín nhiệm của người tiêu dùng địa phương đối với hàng Việt Nam chất lượng cao.
 
Kết quả trong buổi “Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh An Giang và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk” có hơn 20 đơn vị tìm được tiếng nói chung trong việc hợp tác phân phối sản phẩm. Chương trình khép lại với 12 biên bản ghi nhớ được ký kết về việc hợp tác phân phối sản phẩm đặc sản An Giang tại thị trường Đắk Lắk . Trong đó, cơ sở sản xuất nước mắm Đỉnh Hương đã ký kết cung ứng sản phẩm tại thị trường Đắk Lắk thông qua 04 nhà phân phối là: Công ty TNHH Hạnh Tuấn, công ty TNHH Thiên Long Phát, công ty TNHH Trí Nguyễn Ban Mê, DNTN thương mại Gia Thịnh.
 
 
Bài: Thanh Phương – Trần Quỳnh
Ảnh: Trần Mùi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 60606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 893063

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44260748



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach