17:02 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Mục tiêu thuốc nội chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ: Đường dài khó đi

Thứ tư - 17/12/2014 05:32

Hiện nay, thuốc nội mới đáp ứng 50% nhu cầu thuốc, chủ yếu là các loại thuốc đơn giản, còn lại phụ thuộc nhập khẩu, viện trợ. Với Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược đến năm 2020 mục tiêu thuốc nội chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ rất khó khả thi.


Thị phần nhỏ

Theo TS. Trương Quốc Cường- Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) - mặc dù đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong đấu thầu thuốc, nhưng thuốc nội tại các bệnh viện tuyến huyện chỉ chiếm trên 40% và tuyến trung ương là 10%. “Nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc trong nước phải nhập khẩu tới 90%. Đây là khó khăn nhất mà ngành dược Việt Nam đang phải đối mặt” - ông Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay Việt Nam đã sản xuất được hơn 12.000 loại thuốc nhưng chủ yếu là những thuốc có dạng bào chế đơn giản, trùng lắp với 260 tên thuốc cùng hoạt chất hạ nhiệt, giảm đau, 223 tên thuốc cùng là vitamin hoặc thuốc bổ... Trong khi đó, các loại thuốc đặc trị, bào chế phức tạp như thuốc giải độc, gây mê, thuốc tim mạch hầu như không sản xuất được. Các dây chuyền chủ yếu được đầu tư tập trung vào sản xuất thuốc generic trên các dây chuyền sản xuất viên, cốm, dây chuyền kem mỡ, nước uống,

nước dùng ngoài, nang mềm. Các thuốc biệt dược, chuyên khoa đặc trị và các dây chuyền còn rất ít nhà máy đầu tư.

Cũng theo ông Cường, đến tháng 6/2014, thuốc ngoại nhập có 11.000 số đăng ký tương đương với gần 1.000 hoạt chất, trong khi thuốc nội có 12.000 số đăng ký nhưng chỉ có 520 hoạt chất.

Khó đạt mục tiêu

Trong Chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu sản xuất được 20% nguyên liệu cho sản xuất thuốc, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị tiêu thụ trong năm.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại khó đạt được mục tiêu này, bởi ngành dược đang đứng trước quá nhiều khó khăn, thách thức. Một số chuyên gia ngành dược phân tích, Việt Nam hiện thiếu cơ chế kiểm soát giá. Cụ thể, giá thuốc có thể tăng mà ngành chức năng không kiểm soát được, không những ảnh hưởng đến khả năng chi trả mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng vào năng lực quản lý của Bộ Y tế.

Ông Cường cũng khẳng định, việc ngày càng nhiều công ty tham gia hệ thống phân phối càng phức tạp. Cả nước có đến 39.000 cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp tuy nhỏ nhưng vừa sản xuất vừa phân phối. Trong khi đó, 2 - 3 vạn dân thì chỉ có một điểm cung ứng thuốc. Đường đi của thuốc từ người sản xuất đến tay người sử dụng qua nhiều trung gian, nên giá đến tay người tiêu dùng tăng cao, gây khó khăn cho quản lý và kiểm soát nguồn gốc thuốc trên thị trường.

Với thực trạng trên, thời gian tới, ngành y tế sẽ xây dựng 5 trung tâm phân phối thuốc tại miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ - Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Đây là nhiệm vụ trọng tâm phát triển hệ thống phân phối.

Về việc bảo đảm chất lượng thuốc đấu thầu, Cục Quản lý dược cũng đang làm đầu mối xây dựng các danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc đàm phán giá, danh mục thuốc trong nước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại chỗ với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý. Chất lượng thuốc được kiểm soát, tỷ lệ thuốc giả, kém chất lượng luôn giảm, duy trì ở tỷ lệ thấp so với khu vực và thế giới. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 377

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 373


Hôm nayHôm nay : 74356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 645199

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43156968



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach