23:41 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Dân số Việt Nam già sớm hơn dự kiến

Thứ bảy - 08/10/2011 01:07
Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số sớm hơn 6 năm so với dự kiến của Tổng cục Dân số là đến năm 2017. Ngoài ra, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh đang tăng dần, với tỷ lệ mức trung bình là 105,2 bé trai/100 bé gái ở nhóm dân số nghèo và 112,9 bé trai ở nhóm dân số giàu.
 
Bên lề hội thảo về mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra ngày 5 và 6-10 tại Hà Nội, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã có cuộc trao đổi với ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế về những chính sách làm giảm sự chênh lệch trên.

TBKTSG Online: Qua báo cáo của Tổng cục Dân số, giải pháp quan trọng nhất giúp hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là hoạt động tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi và nhận thức của người dân. Vậy theo ông, những hoạt động này sẽ được thực hiện như thế nào?

- Ông Dương Quốc Trọng: Mất cân bằng giới tính khi sinh chính là hậu quả của việc sử dụng dịch vụ lựa chọn giới tính trước khi sinh. Khi người dân có nhu cầu lựa chọn giới tính ắt sẽ có những tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu này. Nếu hạn chế sự chênh lệch về tỷ số giới tính khi sinh mà chỉ giảm cung (giảm các hoạt động xác định giới tính) thì chỉ là biện pháp tạm thời và không mang tính vững bền. Điều quan trọng nhất là giảm cầu, tức là giảm sự mong muốn có con trai của các cặp vợ chồng. Thời gian tới, chúng tôi không chỉ tuyên truyền về việc mất cân bằng giới tính khi sinh mà sẽ tuyên truyền mạnh hơn về nguy cơ và hệ lụy của vấn đề này.

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc tuyên truyền thay đổi nhận thức hiện nay mới chỉ dừng ở hình thức, còn thay đổi hành vi mới là điều quan trọng. Để có thể thay đổi hành vi, chúng tôi sẽ huy động hơn 11.000 cán bộ chuyên trách ở cơ sở cùng với 168.000 cộng tác viên thực hiện tuyên truyền để các gia đình hiểu rằng dù sinh hai con trai hay con gái cũng giống như nhau thay vì chỉ tuyên truyền “mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con” như trước kia.

Việc xử lý vi phạm những quy định là điều cần thiết. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là giáo dục người dân và người thầy thuốc, nhân viên y tế nâng cao đạo đức của họ bởi hành vi lựa chọn giới tính không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đến đạo đức; ảnh hưởng đến cơ cấu dân số sau này.

Nếu áp dụng triệt để các chính sách hạn chế tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh thì theo ông phải mất bao nhiêu năm thì chúng ta mới đạt được sự cân bằng giới tính?

Khó có thể dự đoán tới khi nào tỷ lệ giới tính khi sinh của Việt Nam sẽ trở về bình thường. Hiện chúng tôi dự báo đến năm 2018 - 2020 sự chênh lệch sẽ lên đến đỉnh điểm rồi sau đó sẽ dần quay ngược trở lại mức bình thường. Ví dụ như hiện tại, mỗi năm tỷ số giới tính khi sinh tăng 1%, thì tới đây sẽ cố gắng giảm còn 0,3 đến 0,4%/năm.

Thay đổi tỷ lệ giới tính khi sinh không phải câu chuyện của riêng ai mà cũng không phải công việc của riêng một ngành nào cả. Bởi thay đổi một phong tục tập quán, một tư tưởng đã ăn sâu vào mỗi con người Việt Nam là rất khó. Hiện Bộ Y tế đang xây dựng đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”.

Có ý kiến cho rằng hệ thống an sinh xã hội của chúng ta chưa hiệu quả khiến người cao tuổi lo lắng cho cuộc sống sau này và cách sinh con trai là một trong những lý do giúp họ yên tâm có được người chăm sóc khi về già. Điều này có đúng không, thưa ông?

Tôi cho rằng yếu tố góp phần làm mất cân bằng giới tính khi sinh chính là lòng mong muốn có con trai; sự phát triển của công nghệ hiện đại và các yếu tố phụ trợ. Trong đó, yếu tố phụ trợ bao gồm chính sách an sinh xã hội chưa đảm bảo; tức là người ta cần có con trai để sau này đảm bảo cuộc sống khi về già.

Theo thống kê của Tổng cục Dân số, tính đến năm 2010, tỷ lệ người trên 60 tuổi tại Việt Nam chiếm 4,6% dân số của đất nước, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiến 6,8% dân số. Và với đà tăng của năm 2010, thì đến năm 2011, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên được dự báo là 10,1 %; người từ 65 tuổi trở lên là 7,2 %. Theo tiêu chí nào thì Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn già hóa dân số, sớm hơn dự báo của Tổng cục Dân số là vào năm 2017.
Ngoài ra, yếu tố vùng miền cũng ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh bởi có một số nơi cho rằng muốn làm kinh tế thì phải sinh được con trai như các vùng sản xuất nông, ngư nghiệp. Điều đó cũng tạo áp lực đối với các gia đình là phải sinh bằng được con trai.

Một trong những thách thức lớn nhất chính là 70% người cao tuổi sống ở nông thôn hầu hết không có lương hưu, mà chính sách an sinh xã hội chưa đảm bảo khiến viêc phải có con trai để phụng dưỡng sau này đã trở thành áp lực đối với viêc thay đổi sự chênh lệch về giới tính khi sinh.

Trong thời gian tới chúng ta phải thực hiện đẩy mạnh an sinh xã hội và chế độ bảo hiểm cho thật tốt để người già có thể yên tâm hơn khi họ không có con hoặc chỉ có con gái. Từ đó mới có thể có mong muốn giảm sinh, và giảm áp lực phải sinh con trai giúp rút ngắn dần sự chênh lệch về giới tính khi sinh.

Xin cảm ơn ông!

Thoa Nguyễn

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dân số, già

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 454

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 453


Hôm nayHôm nay : 74356

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 678398

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43190167



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach