00:17 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

“Việt Nam cao vượt trội về sự rắc rối của các quy định”

Thứ ba - 20/09/2011 06:20
Trong một chuyến làm việc với chính phủ Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á ADB tại Việt Nam đã trình bày các số liệu và quan điểm của ADB về tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô...
 
 
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều báo cáo và chuyên gia tỏ vẻ lo lắng về tính hiệu quả của đầu tư tại Việt Nam, xin ông cho biết   một số nhận định của ADB về vấn đề này?
 
Ông Tomoyuki Kimura: Tính hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của bất kỳ dự án đầu tư nào. Tại Việt Nam, đây đang là vấn đề còn nhiều điều cần phải làm. Theo Báo cáo thống kê tài chính hàng tháng của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, hệ số ICOR (Incremental Capital - Output Rate, có thể hiểu là số đồng vốn cần bỏ ra để có thêm 1 đồng tăng trưởng) của Việt Nam liên tục tăng từ 1991 tới 2010, cao hơn các nước khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Ngoài ra, tổng vốn đầu tư trên GDP lại tăng, trong khi mức tăng trưởng lại giảm.
 
 
Tỉ lệ đầu tư trên GDP và tỉ lệ tăng trưởng GDP (Nguồn: General Statistics Office)
 
Thêm vào đó, năng suất các yếu tố tổng hợp của Việt Nam hiện nay là rất thấp, chỉ khoản hơn 25%. Trong khu vực, chỉ có Campuchia và Lào có hệ số này thấp hơn Việt Nam, còn Malaysia và Trung Quốc cao gấp đôi Việt Nam, Indonesia thì cũng cao hơn 1,5 lần. Các chỉ số trên cho thấy, hiệu quả của đồng tiền đầu tư tại Việt Nam không cao, cộng với với nhiều rủi ro làm cho nhà đầu tư trở nên do dự.
 
Theo ông, đâu là tác nhân của sự kém hiệu quả này?
 
Ông Tomoyuki Kimura: Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, theo tôi, có 3 nguyên nhân chính: Hiệu quả trong quy trình đầu tư, Sự kém hiệu quả của khu vực quốc doanh và Trình độ lao động chưa cao.
 
Trong quy trình đầu tư, Việt Nam luôn vướng phải những rào cản làm giảm lợi nhuận và tính hấp dẫn. Sự rắc rối của các quy định tại Việt Nam cao vượt trội so với các nước trong khu vực, gấp 6 lần so với Malaysia và Trung Quốc. Sự lãng phí trong khu vực Doanh nghiệp nhà nước cũng rất cao, gấp 4 lần so với Indonesia, Malaysia và 3 lần so với Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam có hệ thống kiểm toán tương đối tốt và tính minh bạch của chính sách cao hơn hẳn Malaysia và Trung Quốc.
 
Đánh giá vào các yếu tố khác nhau trong vòng xoay đầu tư (Nguồn: WEF Global Executive Opinion Survey, Institute for Strategy and Competitiveness, Harvard Business School)
 
Về tính hiệu quả của khu vực quốc doanh, tỉ lệ đóng góp vào GDP của DNNN có dấu hiệu giảm, nhưng vẫn còn khá cao, hơn 35%. Trong khi tỉ lệ hồi vốn của DNNN lại thấp hơn so với DNTN và tỉ lệ nợ cao hơn DNTN. Dạo gần đây có các thông tin về việc DNNN báo lỗ hàng nghìn tỉ dù được hỗ trợ rất nhiều. Điều này làm ta phải xem lại tính hiệu quả trong khu vực quốc doanh.
 
Trình độ lao động chưa cao cũng là một vấn đề về mặt cấu trúc cần phải giải quyết. Hiện nay số lượng người theo học thạc sĩ của Việt Nam bằng một nửa so với Thái Lan và 1/3 so với Malaysia. Tình hình thất nghiệp đang tăng cao do số việc làm được tạo ra không đủ. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ khó tìm đủ nhân công đáp ứng yêu cầu. Trình độ của nhân công Việt Nam cần phải được cải thiện.
 
Việt Nam có thể và nên làm những gì để cải thiện tình hình trên, thưa ông?
 
Ông Tomoyuki Kimura: Về mặt quy trình đầu tư, chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ lại quá trình đấu thầu. Cần có kế hoạch hành động về mặt chính sách rõ ràng. Tinh chỉnh lại luật thu mua (đấu thầu – procurement) để đưa ra khung quy định chung và áp dụng cho mọi đối tượng tham gia đấu thầu. Kết hợp với các điều luật có sẵn, chúng ta phải tăng hiệu quả áp dụng luật. Điều quan trọng vẫn là việc giám sát và đánh giá. Việt Nam hiện nay có rất nhiều tài sản được định giá sai, từ đó dẫn đến lãng phí và thất thoát.
 
Về mặt đầu tư công, chúng ta có thể áp dụng nhiều giải pháp. Đầu tiên, chúng ta nên yêu cầu các DNNN tuân theo khung quy định được sử dụng cho khu vực tư nhân và tăng áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, chúng ta cũng nên áp dụng hệ thống quản lý dựa trên kết quả, công bố các bản thống kê phân tich về chi phí lời lỗ. ADB có một số kiến nghị về chính sách, cụ thể như: (i) Cần có các ràng buộc về mặt xã hội nhằm tăng tính minh bạch; (ii) Có kế hoạch giảm trợ cấp rõ ràng và hợp lý nhằm tránh sốc, đồng thời từ từ nâng cao hiệu quả của khu vực quốc doanh; (iii) Tập trung vào việc tái cấu trúc các tập đoàn quốc doanh lớn, quản lý hiệu quả các tổ chức tài chính dựa theo chất lượng.
 
Xin cảm ơn ông!

NTT

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 455


Hôm nayHôm nay : 52302

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 681633

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43193402



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach