21:19 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Điều gì quyết định giá của các loại trái cây nhiệt đới?

Thứ bảy - 06/04/2013 02:29

Các loại trái cây nhiệt đới chính là xoài, dứa, bơ và đu đủ. Chất lượng trái cây sẽ quyết định sựa lựa chọn của các nước nhập khẩu.


Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo sản lượng trái cây nhiệt đới toàn cầu sẽ đạt 82 triệu tấn năm 2014. Tốc độ tăng trung bình từ 2004 đến 2014 đạt 1,7%. 78% là những loại quả chủ chốt (xoài, dứa, bơ, đu đủ) và 22% là các loại khác (vải, chôm chôm, ổi…)


Các nước đang phát triển sản xuất 90% tổng sản lượng trái cây nhiệt đới toàn cầu. Châu Á luôn là khu vực sản xuất trái cây nhiệt đới lớn nhất thế giới, tiếp đến là châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương.


Nhìn chung, triển vọng nhu cầu trái cây nhiệt đới tươi thuận lợi vì khối lượng nhập khẩu những loại chủ chốt dự báo sẽ tăng 24%. Nhập khẩu vào các nước phát triển năm 2013 dự báo sẽ đạt 2,6 triệu tấn, chiếm 81% trong tổng nhập khẩu toàn cầu. Mỹ và châu Âu chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới, tiếp đến là Nhật bản.


Các nước sản xuất và xuất khẩu


Các loại trái cây nhiệt đới chính là xoài, dứa, bơ và đu đủ. Những nước sản xuất xoài chính là Ấn Độ, Thái lan và Mexico; dứa là Philippines, Thái lan và Trung Quốc; bơ là Mexico, Indonesia và Hoa Kỳ; đu đủ là Ấn Độ, Brazil và Mexico.


Những nước xuất khẩu xoài chủ chốt là Mexico, Ấn Độ và Brazil; dứa là Costa Rica và Philippine; bơ và đu đủ là Chile, Mexico và Israel. 


Những nước sản xuất nhiều các loại khác bao gồm Philippines, Indonesia và Ấn Độ. Những nhà xuất khẩu chính những loại này là Hongkong, Thái Lan và Malaysia.


Nhu cầu


Thị trường trái cây nhiệt đới đã thay đổi đáng kể và hiện tại, giá không dựa trên sự mới lạ mà dựa trên chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cũng ảnh hưởng lớn. Giá dầu tăng dẫn đến lợi nhuận của người sản xuất giảm.


FAO dự báo nhu cầu trái cây nhiệt đới sẽ tiếp tục tăng từ nay tới năm 2014, mặc dù không tăng mạnh như thập kỷ vừa qua. Chất lượng trái cây sẽ quyết định sựa lựa chọn của các nước nhập khẩu, bao gồm từ việc sản xuất, xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và hậu cần.


Các yếu tố có thể hạn chế việc xuất khẩu trái cây nhiệt đới bao gồm vệ sinh an toàn thực phẩm và những vấn đề liên quan đến sức khỏe.


Nhà nhập khẩu ngày càng yêu cầu nước cung cấp phải tuân thủ một số yêu cầu về sức khỏe và an toàn thực phẩm để xác định khối lượng nhập khẩu trái cây nhiệt đới vào thị trường của họ.


Xoài


FAO dự báo sản lượng xoài sẽ đạt khoảng 28,8 triệu tấn năm 2014, chiếm 35% sản lượng quả nhiệt đới toàn cầu. 69% tổng sản lượng lượng sẽ đến từ Châu Á –TBD (Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Philippine và Thái Lan), 14% ở Mỹ Latinh và Caribê (Brazil và Mexico) và 9% ở châu Phi. Sản lượng xoài của các nước phát triển (Hoa Kỳ, Israel và Nam Phi) dự kiến đạt 158.000 tấn.


FAO dự báo đến năm 2014, Ấn Độ là nước sản xuất xoài lớn nhất thế giới, chiếm 40% tổng sản lượng (11,6 triệu tấn). Sản lượng của Mexico cũng sẽ tăng lên 1,9 triệu tấn (500.000 tấn năm 2004).


Nhập khẩu xoài sẽ tăng 1,4% năm 2014 đạt 844.246 tấn. Những nước có nhu cầu lớn nhất thế giới đối với xoài là Mỹ và Liên minh châu Âu. Nhập ròng vào EU sẽ tăng 2,5% mỗi năm, đạt 223.662 tấn năm 2014. Pháp, Hà Lan, Anh và Tây Ban Nha là những thị trường lớn tiếp theo.


Dứa


Sản lượng dứa dự báo đạt 18,7 triệu tấn năm 2014, chiếm 23% tổng sản lượng quả nhiệt đới toàn cầu. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 46% tổng cộng. Tuy nhiên, hầu hết khối lượng đó sẽ dùng để tiêu thụ nội địa và chế biến chứ không xuất khẩu dưới dạng quả tươi. Sản lượng dứa tươi của Mỹ latinh (Costa Rica) lớn nhất thế giới, chiếm 29% tổng sản lượng dứa toàn cầu.


Sản lượng dứa châu Phi sẽ tăng lên và chiếm 16% tổng sản lượng toàn cầu.


FAO dự báo sản lượng dứa sẽ giảm ở các nước phát triển, nhất là Mỹ, song bù lại sản lượng sẽ tăng ở Úc và Nam Phi. Sản lượng hàng năm sẽ giảm khoảng 2% tới 2014 (kể từ 2004).


Nhập khẩu dứa thế giới cũng sẽ tăng, khoảng 1,7% mỗi năm tới 2014, tăng lên 1,5 triệu tấn. Con số đó chiếm 43% tổng nhập khẩu trái cây nhiệt đới toàn cầu. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới với nhu cầu chiếm 38% (586.000 tấn).





Theo FAO, sản lượng bơ toàn cầu sẽ đạt 3,9 triệu tấn năm 2014, trong đó trên 86% ở những nước phát triển. Mỹ Linh và Caribe sẽ là khu vực sản xuất chính trên thế giới, nhờ Chile – một trong những nước xuất khẩu bơ lớn nhất thế giới.


Về nhập khẩu, dự kiến sẽ đạt 430.128 tấn vào năm 2014 (tăng 2% mỗi năm). Các nước đang phát triển sẽ chiếm phần lớn (86%) tổng nhập khẩu toàn cầu. Khối lượng mua vào các nước đang phát triển (sau khi tăng 12% những năm gần đây) có thể giảm 2% mỗi năm. Hoa Kỳ và Pháp sẽ là những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2014, chiếm lần lượt 41% và 27% tổng nhập khẩu.


Đu đủ


Sản lượng đu đủ tăng mạnh trong thập kỷ qua. Brazil và Ấn Độ là những nước có sản lượng tăng mạnh nhất, lần lượt 6% và 19%. Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng tới 2014, đạt 13 triệu tấn.


Cho tới 2014, nhập khẩu đu đủ sẽ tăng 5,6% đạt 363.717 tấn. Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thị trường nhập khẩu với 134.445 tấn, trong khi các nước Liên minh châu Âu sẽ chiếm 12% tổng cộng.

Nguồn tin: TTVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 915035

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44282720



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach