07:40 EDT Thứ tư, 08/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam muốn tăng quyền chủ động

Thứ sáu - 12/08/2016 22:55
Cụ thể, theo nội dung thảo luận những kiến nghị được Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhiệm kỳ 2015-2016 nêu ra sáng nay (12-8), các địa phương sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ việc chuyển giao ngân sách giữa trung ương và các địa phương bằng xác định mức bổ sung cho các địa phương từ tổng nguồn ngân sách phải cân bằng, không làm mất quyền chủ động của địa phương, thu hẹp sự chênh lệch năng lực tài khóa (nguồn thu) và nhu cầu chi.

Về vay nợ của chính quyền địa phương, các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng kiến nghị Chính phủ quy định các giới hạn vay nợ của chính quyền địa phương trên cơ sở gắn với khả năng trả nợ của địa phương. Cho phép các tỉnh, thành trong vùng xây dựng cơ chế tài chính – ngân sách, tạo nguồn thu để xây dựng, phát triển vùng đô thị TPHCM thành trung tâm tài chính của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Đặc biệt, các địa phương vùng dự kiến sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép hình thành Quỹ đầu tư cho vùng để tập trung đầu tư cho các dự án cấp vùng.

Ngoài những kiến nghị về ngân sách, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng dự kiến đề nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tỉnh thành trong vùng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất toàn vùng.

Đối với các khu – cụm công nghiệp cần có định chế kiểm soát toàn vùng về vận hành hệ thống xử lý nước thải tương ứng với điều kiện sản xuất thực tế, không để thải nước thải ô nhiễm vào vùng tiếp nhận. 

Liên quan đến hạ tầng giao thông vùng, tại hội nghị sáng nay, đại diện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng nên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung kết nối tuyến đường sắt đô thị (metro) từ TPHCM không chỉ đến Long Thành mà còn kéo dài đến Vũng Tàu để tạo liên kết giao thông vùng. 

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhận định hiện nay kết nối giao thông vùng chưa chặt chẽ, còn điểm nghẽn nên sắp tới các địa phương sẽ tăng cường bàn giải pháp kết nối giao thông các tỉnh trong vùng.

Các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng muốn Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí các địa phương vùng biên thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại và dịch vụ tại các khu kinh tế cửa khẩu nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Campuchia và các nước Đông Nam Á (quá cảnh qua Campuchia), xúc tiến mở các tuyến đường bộ từ các cửa khẩu Tây Ninh, Bình Phước quá cảnh qua Campuchia để vận chuyển hàng hóa sang Thái Lan, sớm đầu tư dự án đường Quốc lộ 14C kéo dài và đường tuần tra biên giới và Quốc lộ 22B.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố: TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 10 năm qua có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,5 lần. Vùng chiếm 8% diện tích và 17% dân số của cả nước nhưng sản xuất hơn 40% GDP cả nước, chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia và là vùng thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước.

Trước đó, vào tháng 2-2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2021-2030 toàn vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8-8,5%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 12.200 đô la Mỹ. Theo đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2015 đến năm 2020 khoảng 6,54 triệu tỉ đồng.

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 44235

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 475592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43843277



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach