23:02 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Cọc nợ “khủng” của Vinashin và HA.GL tại BIDV: Có đáng lo ngại?

Thứ ba - 13/12/2011 06:19
Trong 2 buổi roadshow công bố thông tin trước IPO tại Hà Nội và TP.HCM, BIDV đã công khai những con số nợ khổng lồ của Vinashin và HA.GL, vốn lâu nay được coi là “nhạy cảm”.


Nợ của Vinashin và HA.GL: “Không nên quá lo lắng”

Theo đó, số nợ của Vinashin hiện nay tại BIDV là 6.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,2 tổng dư nợ tại BIDV. Trong đó, số nợ được chuyển qua cho Vinalines là 1.600 tỷ đồng, khiến cọc nợ “khủng” của Vinashin tại BIDV còn 5.000 tỷ đồng, tương ứng 2,4% tổng dư nợ.

Theo ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT BIDV, năm nay BIDV dự kiến trích dự phòng rủi roc ho cọc nợ này khoảng 1.500 tỷ đồng, và có thể gấp đôi con số này trong nửa đầu năm tới mặc dù trong 5.000 tỷ đồng này có tới 3.000 tỷ là khoản vay được bảo lãnh theo chỉ định.

Theo ông Hà, “không nên quá lo lắng” về số nợ này của Vinashin. Được biết, thời gian qua cùng với quá trình tái cơ cấu Vinashin, nhiều khoản nợ lớn của tập đoàn này đã được chuyển qua cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác. Hiện Vinashin có dư nợ tại gần 40 tổ chức tín dụng chứ không riêng BIDV và đa phần các khoản vay này có thể xử lý được.

Cũng theo thông tin tại các buổi công bố thông tin này, hiện CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HA.GL) cũng đang vay BIDV 1.300 tỷ đồng trong số khoảng 5.000 tỷ đồng dư nợ của công ty của “bầu” Đức tại các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, trong số 1.300 tỷ này, có 500 tỷ liên quan tới lĩnh vực bất động sản.

Theo BIDV, khoản nợ vay này không phải là nghiêm trọng so với định hướng phát triển của HA.GL. Theo định giá tài sản, công ty của “bầu” Đức có giá trị khoảng 20.000 tỷ, và HA.GL khẳng định sẽ trả hết nợ bất động sản tại BIDV trong đầu năm 2012.

Một lần nữa, ông Trần Bắc Hà tỏ ra lạc quan với triển vọng trả nợ của HA.GL khi cho rằng công ty này đã chuyển hướng đầu tư từ bất động sản sang các lĩnh vực trồng cây cao su, thủy điện và khai thác mỏ nên dòng vốn của HA.GL hiện rất tích cực.

Trước đó, trong thông báo hạ bậc tín nhiệm dài hạn của HA.GL từ B xuống B-, chuyên gia phân tích của S&P tỏ ra bi quan hơn khi nhận định tình hình kinh doanh và thanh khoản của doanh nghiệp này trong 6 - 12 tháng tới vẫn ở mức yếu.

Theo S&P, do mảng bất động sản gặp khó khăn và việc xin giấy phép khai thác mỏ ở Lào, Campuchia chưa được thông qua nên hoạt động của HA.GL bị ảnh hưởng. Ngoài ra, kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực cao su và thủy điện của HAGL đòi hỏi nhiều vốn hơn và cũng đối mặt với rủi ro cao hơn. Theo đó, S&P không kỳ vọng các dự án khai thác mỏ ở 2 nước này sẽ mang lại lợi nhuận trong năm 2012 cũng như tin rằng doanh số kinh doanh bất động sản của HA.GL trong năm tới ở mức thấp do lạm phát, lãi suất cao.

Khởi điểm của tái cấu trúc

Với BIDV, sau nhiều lần lỡ hẹn thì việc tiến hành IPO cuối cùng đã được “chốt” vào thời điểm cuối năm nay. Trả lời câu hỏi của PV về nguyên nhân lựa chọn thời điểm IPO trong khi nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán đang khó khăn, ông Trần Bắc Hà cho biết: “Chính phủ đã gia hạn một lần, nếu xin gia hạn một lần nữa sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu của chúng tôi. Hơn nữa, nếu kéo dài đến sau 31/12 thì coi như phải làm lại từ đầu với nhiều chi phí phát sinh. Lần này, khối lượng cổ phần bán ra công chúng chỉ 3% nên BIDV tự tin sẽ IPO thành công”.

Thực chất, đợt IPO này chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc tái cấu trúc BIDV theo phương án cổ phần hóa đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, đến 2015 BIDV sẽ bán ra tối đa 35% vốn điều lệ cho công chúng, nhân viên và các đối tác chiến lược.

Theo đó, trong giai đoạn một của phương án này, BIDV sẽ bán khoảng 22% vốn điều lệ, trong đó bán ưu đãi cho cán bộ, nhân viên 1%, cho công đoàn 3%, bán ra công chúng 3% và 15 sẽ bán cho đối tác chiến lược nước ngoài. Giai đoạn tiếp theo, BIDV sẽ phát hành them cổ phần cho cổ đông chiến lược, dự kiến không vượt quá 20% cơ cấu sở hữu để nâng vốn điều lệ lên 28.251 tỷ đồng.

Ông Hà thừa nhận, kế hoạch lợi nhuận của BIDV trong năm 2012 dự kiến sẽ không cao, một phần do”cơn bão” khủng hoảng nợ công vẫn tiếp diễn gây khó khăn chung cho kinh tế thế giới và do BIDV đang tái cấu trúc nhiều nội dung trong đó nhấn mạnh việc quản trị rủi ro và chuyển đổi hệ thống sang ngân hàng bán lẻ vì thế phải hy sinh một phần lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, theo BIDV, trong nững năm sau đó lợi nhuận của BIDV sẽ tốt hơn nhiều. Cụ thể, ngân hàng này đặt mục tiêu trong 4 năm tới sẽ tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng 20%/năm, tăng trưởng huy động 22%/năm. BIDV hướng tới mục tiêu năm 2015 đạt 900.000 tỷ đồng, hơn gấp đôi con số 420.000 tỷ đồng hiện nay.

Hồng Kỹ

Nguồn tin: Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 106

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 93


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 918071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44285756



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach