00:33 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Láng giềng “xấu tính” - Nên chơi, nhưng chơi thế nào?

Thứ hai - 07/07/2014 06:59

“Tôi xin nhấn mạnh rằng không nên than phiền rằng chúng ta là láng giềng của Trung Quốc. Nếu chúng ta ở giữa Thái Bình Dương, với quy mô kinh tế của chúng ta như thế này thì có nước nào quan tâm đến chúng ta?”, TS Lê Đăng Doanh giãi bày.

Đồng tình với quan điểm của TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương -  là chúng ta có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, chuyên gia kinh tế cao cấp - TS. Lê Đăng Doanh cho biết: “Tôi xin khẳng định lại rằng chúng ta có quan hệ và sẽ tiếp tục quan hệ với Trung Quốc, bởi Trung Quốc là công xưởng của  thế giới. Hiện Trung Quốc là một nền kinh tế thứ 2. Và vì lợi ích của 2 nước, chúng ta phải hợp tác với nhau”. 
 

Hai chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (trái) và TS Lê Đăng Doanh (phải).


“Tôi xin nhấn mạnh rằng không nên than phiền rằng chúng ta là láng giềng của Trung Quốc. Nếu chúng ta ở giữa Thái Bình Dương, với quy mô kinh tế của chúng ta như thế này thì có nước nào quan tâm đến chúng ta? Hiện nay thế giới quan tâm đến chúng ta nhiều vì chúng ta là một nước ở phía nam Trung Quốc, độc lập với Trung Quốc và có những cái chủ kiến của chúng ta”, TS Doanh phân tích. 
 

Ông Doanh cho rằng chúng ta có một lợi thế về địa chính trị, về chiến lược rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải tận dụng lợi thế này chứ không nên chỉ than phiền. “Đúng là anh láng giềng chơi xấu chúng ta thật. Thế thì chúng ta phải tìm cách, chúng ta phải tận dụng vị thế đó để phát huy lên”, TS Doanh nhận định.
 

Việt Nam có lợi thế gì khi “chơi” với Trung Quốc? Theo ông Doanh, 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc đang dùng gạo của Việt Nam nên Trung Quốc cũng phải cân nhắc, không thể không nhập gạo của Việt Nam. Cả mặt hàng cao su, nếu không nhập của Việt Nam, nhà máy của Trung Quốc sẽ lâm vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu.
 

“Ngoài ra, Trung Quốc có thể dừng xuất khẩu 21,6 tỷ USD linh kiện cho nhà máy Samsung tại Việt Nam hay không? Như thế sẽ mất hình ảnh trong mắt các tập đoàn lớn trên thế giới”, ông Doanh cho biết. 
 

Phản bác lại quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đừng nghĩ Trung Quốc sẽ “tha” Việt Nam. 
 

“Tôi không nghĩ là TQ không dám “chơi mạnh” với Việt Nam. Có thể với các công ty đa quốc gia thì Trung Quốc ngần ngại, nhưng với doanh nghiệp Việt Nam đừng nghĩ họ có thể tha. Ngay với cam kết quốc tế, Luật Biển quốc tế rõ ràng đến thế họ còn làm trái được, nữa là việc vi phạm các quy định WTO, ACFTA”. 
 

Với nhận định này, bà Lan cũng đưa ra khuyến cáo: “Tỷ trọng thương mại, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là nhỏ, lợi ích nhỏ, họ sẵn sàng chịu, chứ ảnh hưởng với ta là đau hơn nhiều. Cho nên, mình phải chuẩn bị tình huống xấu hơn”.

Nguồn tin: BSA/Seatimes

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 362

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 337


Hôm nayHôm nay : 31735

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864192

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44231877



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach