21:53 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Tự chủ trong một thế giới phụ thuộc: Việt Nam đã và đang có lộ trình

Thứ sáu - 04/07/2014 06:02

TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, bài toán lớn nhất của tự chủ kinh tế và hội nhập trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau là làm sao tối đa hóa được hai điều: chủ quyền, độc lập quốc gia và sự phát triển.

 

Sau sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt đến một số ngành kinh tế của Việt Nam, vấn đề giảm lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc được đặt ra khá cấp bách. Làm thế nào để Việt Nam có thể “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau”? Đây cũng chính là chủ đề của Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 3/7, tại Hà Nội.

 


Ngành Dệt -may cần hướng sản xuất vào nhu cầu thị trường trong nước
 

Cần hỗ trợ từ đầu tư công
 

Phát biểu tham luận, bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) thừa nhận, là ngành chiếm tới 5% tổng lượng lao động công nghiệp của Việt Nam và đóng góp tới 15% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng 86% năng lực sản xuất dệt may Việt Nam là cho mục tiêu xuất khẩu. Trong khi đó, nguồn vải nguyên liệu phải nhập khẩu chiếm 86% nhu cầu, trong đó riêng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 46%. Thêm vào đó, do tập trung vào công đoạn gia công may nên giá trị gia tăng cho nền kinh tế thấp.
 

Để giải quyết các vấn đề hiện nay cũng như hóa giải các thách thức và tận dụng các cơ hội từ các FTA tới đây, cũng như giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, bà Dung đã nêu ra một loạt kiến nghị liên quan từ khâu quy hoạch phát triển ngành, chính sách thu hút công nghệ; chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu…
 

Tuy nhiên, thay đổi thực trạng một trong những vấn đề vướng mắc nhất là phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành như sợi, dệt, nhuộm… cũng không phải dễ dàng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong chuyến công tác tỉnh Bình Dương mới đây, bà được biết khoảng 200 dự án nhà máy dệt đang nộp đơn mở xưởng tại đây, nhưng trong đó không có dự án nào của DN Việt Nam, bởi họ cho biết vướng nhất là khâu nhuộm vì chi phí xử lý môi trường quá cao. Như vậy, có lẽ cần sự chung tay của đầu tư công vào đây, cụ thể là ngân sách đầu tư dự án thành phần xử lý môi trường cho khâu dệt nhuộm để hỗ trợ các DN Việt Nam.
 

Hiện sắn là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba sau gạo và cà phê và là một trong những mặt hàng được Bộ Công Thương xếp vào danh mục 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2009. Tuy nhiên, có tới 85% sản lượng sắn và sản phẩm từ sắn được xuất sang Trung Quốc.
 

Theo ông Phạm Vũ Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam, tính đến 20/6/2014, xuất khẩu sắn sang Trung Quốc giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, do vừa qua Trung Quốc tập trung mua sắn từ Thái Lan thay vì mua của Việt Nam là chủ yếu như trước đây. Ông Hà cho biết, Hiệp hội đang tích cực tìm kiếm thị trường mới thông qua các hoạt động hội thảo và gặp gỡ các cơ quan đại diện thương mại các nước tại Việt Nam và của Việt Nam ở nước ngoài.
 

Hiểu cho đúng để hành xử không sai
 

TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, bài toán lớn nhất của tự chủ kinh tế và hội nhập trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau là làm sao tối đa hóa được hai điều: chủ quyền, độc lập quốc gia và sự phát triển. Nói cách khác, làm sao tối đa hóa được sự tự chủ độc lập và phát triển trong bối cảnh chúng ta hội nhập vào một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, trong khi chúng ta chỉ có những nguồn lực có hạn.
 

TS. Thành dẫn chứng về những rủi ro như khi chúng ta gia nhập WTO thì gặp phải “trò chơi” chống bán phá giá; sự dịch chuyển bất thình lình của dòng vốn vào - ra; rủi ro thị trường khi thị trường nhập khẩu suy thoái; các cú sốc về giá cả… Tuy nhiên, có một rủi ro đến nay ít nghiên cứu nhưng lại có thể là nguyên nhân gây ra tất cả các rủi ro như kể trên, đó là rủi ro địa chính trị. Trong đó, quan hệ thương mại hiện nay với Trung Quốc chính là một trường hợp cụ thể mà chúng ta đang gặp phải.

Tuy nhiên, trong một thế giới mà sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn liên quan đến sự phát triển của chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu, trong đó Trung Quốc hiện là một mắt xích quan trọng, còn Việt Nam cũng ngày càng tham gia sâu hơn vào đây thì xét về góc độ đầu tư thương mại, “trò chơi” không còn đơn thuần chỉ giữa 2 quốc gia mà là của rất nhiều quốc gia, tập đoàn trong chuỗi thương mại để cùng chia sẻ lợi ích ấy.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: “Không nước nào trên thế giới không muốn tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú, không mua sản phẩm giá hợp lý từ công xưởng lớn nhất thế giới này. Việt Nam chắc chắn không phải là ngoại lệ”. Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh dẫn kinh nghiệm thế giới cho rằng, nếu như một quốc gia nhập khẩu quá 8% nhu cầu thị trường từ một nước nào đó thì có thể ra điều kiện hoặc bị ra điều kiện, bị o ép về giá cả. Vậy, phải tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu để tránh tình trạng bị đối tác gây sức ép. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ của sản xuất trong nước phải đổi mới, đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm khác biệt, đảm bảo chỗ đứng trên thị trường.

Đỗ Lê

Nguồn tin: Thời báo ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 37

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 857853

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44225538



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach