04:54 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Tham gia Hiệp định tự do thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP): Biến sức ép thành cơ hội

Thứ hai - 26/08/2013 00:25
Câu chuyện đàm phán và quyết định tham gia hay không Hiệp định tự do thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) là chuyện nhức đầu! Ông Herb Cochran, giám đốc điều hành Amcham Vietnam nói : “ Khó quá! Làm sao mà bán được?”

 
            Băn khoăn không tốt hơn tự sửa chữa

 
Từng sống ở Cần Thơ hai năm làm chương trình phát triển nông thôn, người tinh tế như ông Herb biết tâm trạng ngỗn ngang đang diễn ra trong các doanh nghiệp tham dự Hội thảo “Tận dụng TPP để phát triển cho doanh nghiệp Việt” do Hội DN. HVNCLC, CLB  Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) phối hợp tổ chức tại thành phố Cần Thơ ( ngày 22-8- 2013)


Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch VASEP có hai chuyện băn khoăn: Tham gia TPP, liệu chuyện chống bán phá giá, chống trợ cấp sẽ chấm dứt?”

“Bộ Thương mại Mỹ so sánh giá cá tra với bất kỳ thị trường nào mà họ muốn, lúc thì Bangladesk, lúc thì Philippines và đó là điều tệ nhất chỉ vì họ nghĩ các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra được trợ cấp. Tôi nói với các doanh nghiệp  phải cố gắng  tự mình vượt lên, phải chứng minh. Thực ra, nói nhà nước có 18 biện pháp trợ cấp, nhưng mình chịu hậu quả vì nói vậy chứ đâu có làm. Bây giờ, nghe nói hỗ trợ nhưng lại là chuyện trên giấy thì chúng tôi sợ lắm”, ông Dũng nói.


Trong ký ức của ông, làm hàng bán qua Mỹ, thời kỳ đầu làm ăn háo hức chứ không lo nghĩ gì hết vì lúc đó vừa “ mở cửa”.  Đến khi họ kiện mình, xem lại nhiều điều,  tự sửa. Và vì họ kiện mình nên “ tiếng tăm” lên rất mau!
 

Điều thứ hai khiến ông Dũng quan tâm là tham gia TPP  liệu Mỹ có coi VN là nền kinh tế thị trường không? Frederick R. Burke, giám đốc điều hành của Hãng luật Baker & McKenzie – cho biết dù đàm phán và thành đối tác hay không thì chuyện chống bán phá giá hay chống trợ cấp vẫn không thay đổi. Riêng việc thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường ? Châu âu có 5 tiêu chí, Mỹ có 6 tiêu chí công nhận quốc gia có nền kinh tế thị trường, nhưng chỉ riêng tiêu chí đồng tiền tự do chuyển đổi quả thật là thách thức với Việt Nam trong hoàn cảnh bất lợi do áp lực khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tham gia WTO, nhưng không phải mọi việc đều như mong muốn!


Liệu tham gia TPP, các nhà SX Mỹ vô Việt Nam nuôi cá nheo để bán sang Mỹ không? Đó là câu hỏi chưa được trả lời, cũng bí mật như những nội dung đàm phán của TPP.


            Sẽ thay đổi  lề lối và thể chế?


TPP khiến một lần nữa sửa đổi lề lối và thể chế? “Năm 1999-2000, chúng ta đã làm gì? Quyền tự do kinh doanh, các doanh nghiệp mới ra đời, thời cơ hội nhập kinh tế lên cao… Năm 2002-2006, mỗi năm 20-15 luật mới về kinh tế, kinh doanh hoặc sửa đổi nhằm cải thiện môi trường kinh doanh theo thỏa thuận với WTO, được đưa ra. Sau khi gia nhập WTO, lẻ ra phải rấn hơn nữa nhưng lúc đó khủng hoảng tài chính toàn cầu! “ Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, tiếc rẻ khi nói về những cơ hội thích ứng : “Mấy năm gần đây các nước trong khu vực đã vượt ra khỏi khủng hoảng, còn ta thì sao? Đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách khu vực nhà nước, cải cách hệ thống ngân hàng, cải cách khu vực đầu tư công, lĩnh vực thuế, sắp xếp lại chiến lược các ngành…nhưng không có luật để thể chế hóa nên kinh tế cứ nghẽn mãi và bây giờ  trở thành thách thức khi nói tới đàm phán TPP”.

 
            Biến áp lực thành cơ hội, TS Lê Quốc Điền, giám đốc Trung tâm chuyển giao tiến bộ KH-KT thuộc Viện Cây ăn quả miền Nam, nói rằng nên suy nghĩ hai chiến lược khi tham gia TPP. Chiến lược 1: Chấp nhận sân chơi có ảnh hưởng, không cần đủ sức. Vấn đề là phải đạt được tiêu chí bằng tự sức mình. Chiến lược 2: Hàng của mình phải vào được siêu thị ở Mỹ, trước hết là những siêu thị dành cho người Á Châu, rồi sẽ tiếp tục phát triển ở những siêu thị dành cho người Mỹ.


“Khó nhất, thách thức dữ nhất vẫn là chất lượng do phía mình. Thật ra các nhà phân phối lớn ở Mỹ đều có hệ thống quan sát ở Việt Nam. Họ không cần “ lộ diện”, nhưng có thể biết kết quả đo sinh thái trái cây, theo dõi cách tác động sau khi thu hoạch và biết người ta đã làm gì. Họ chọn Thanh Long, mít nghệ…và chấp nhận kỹ thuật sấy thăng hoa khi làm hàng bán sang Mỹ từ những kết quả rất cụ thể’, TS Điền nói.

 
           Thuốc độc bọc đường

 
Trong khi đó, thị trường tồn tại cách làm ăn khác: không cần kiềm tra, mọi giao dịch thật dễ dải, thậm chí mua hàng dính nhiều đất cũng được, cứ đấu trộn, nhún thuốc càng tốt và cứ đóng thùng “ Made in Vietnam” xuống tàu.


Liều thuốc độc bọc đường hết sức thâm độc, nhiều người biết sức hủy diệt uy tín thương mại, nhưng làm theo kiểu nhà cung cấp cho Walt Mart, Lowe… là “ quá hớp”.

 
TS Điền nói rằng “ Tới đây, việc kiểm tra-cấp mã số vườn cây ăn trái đạt tiêu chuẩn, cấp mã số sản phẩm, xác định nhà đóng gói đúng tiêu chuẩn để làm hàng xuất sang Mỹ sẽ do một nhóm chuyên gia của Việt Nam thực hiện”.

 
 MACBETH là dự án vừa kết thúc tại Việt Nam trong khuôn khổ trợ giúp của WTO, đồng thời là nền tảng nhận thức rất tốt trong việc tiếp cận hàng rào kỹ thuật để trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp cho những hệ thống phân phối có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. Một trong những mục tiêu của dự án MACBETH là giúp cho nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến tại Việt Nam hiểu và làm hàng tốt để đừng bị trả lại nữa khi chạm vào quy định an toàn, vệ sinh thực phẩm của nước nhập khẩu.

 
“”WTO ưu việt, tuy nhiên hội nhập đa phương là hợp lý.  TPP là một tiến triển chiến lược, tạo ra một khối thương mại thực chất mặc dù còn một số nước không tham gia (Ấn Độ, Trung Quốc)”, ông Fred R. Burke, nói.

 
Vòng đàm phán thứ 18 đã diễn ra tại Malaysia từ 15-24/7/2013, trong bối cảnh GDP của TPP-11 là 12.000 tỷ USD, chiếm 30% sản lượng toàn cầu, 4.400 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Nhưng cùng lúc ASEAN+6 (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand) đang theo đuổi cơ chế Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).


“Lợi ích lớn hơn từ các cải cách TPP và quan ngại về cái giá của việc không tham gia xét về phương diện chuyển hướng đầu tư và thương mại khiến nhiều nước ASEAN quan tâm tới TPP”, Ông Fred  R. Burke nhận xét : RCEP ít tham vọng, tạo cho Trung Quốc quyền chọn lựa tiếp tục cải cách nhiều hơn và điều đó sẽ tăng cường được khả năng sẵn sàng tham gia vào các hiệp định khu vực toàn diện hơn trong tương lai.”


            Yếu- ngán ra gió


Các so sánh với những hiệp đinh khác: lơi ích lớn hơn nhiều so với RCEP (khoảng 3x); tương tự với FTAAP (khoảng 9x). Lợi tức nhu nhập lớn nhất trong TPP đối với Việt Nam GPD năm 2025 là 340 tỷ USD, lợi tức thu nhập của TPP-11 tăng 7,7% so với mức cơ bản; đối với TPP11+ Nhật Bản tăng 10,5% so với mức cơ bản.


Tại sao thu được lợi nhiều như vậy? Thứ nhất, xuất khẩu nhiều hơn từ các nhà sản xuất (34%); Thứ hai, nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa sản xuất (27%); Thứ 3, nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào do nhà đầu tư lạc quan hơn, các liên kết mạnh mẽ hơn với các chuỗi cung ứng quốc tế, tăng năng suất cạnh tranh và cuối cùng là đà cải cách thúc đầy tăng trưởng và cơ hội- Fred  R. Burke nói.


Những con số đó không làm cho các nhà sản xuất ở ĐBSCL bớt lo lắng trước những quy định về chất lượng, sự an toàn vệ sinh thực phâm, lao động, môi trường… Tại sao làm ra hàng có chất lượng tốt, có giá trị cao lại là thách thức của Việt Nam?!


Đối với những công ty nương nhờ vào sự che chở của cơ chế “quốc doanh chủ đạo” sẽ lo ngại vì TPP đòi hỏi duy trì sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân khi tham gia cạnh tranh thương mại, không phân biệt đối xử.


Các các doanh nghiệp nhà nước được quản lý một cách nghiêm ngặt giống như những công ty tư nhân cạnh tranh với họ và không nhận được ưu đãi về tài chính


 
Ông Herb Cochran, giám đốc điều hành Amcham Vietnam khi nói về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ: Walt Mart, Lowe…và dòng chảy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, không chỉ là nhà cung cấp với những ưu đãi thuế quan mà các doanh nghiệp sẽ bán hàng của Mỹ. Các công ty lớn đều đòi hỏi dù là sản phẩm nhỏ nhất phải có mã số D&B. Đối với Walt Mart đó là 1 trong 11 tiêu chí trở thành nhà cung cấp. Tại Việt Nam đã có văn phòng cơ quan cấp mã số D&B Vietnam.  Để thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng, có mã số, doanh nghiệp còn phải giao dịch thông tin điện tử (EDI)…


Walt Mart bán hàng, doanh số 400 tỷ USD/ năm. Dù có nguồn dữ liệu hỗ trợ nhưng việc xây dựng giao thức tương thích yêu cầu của Walt Mart thật không dễ dàng chút nào đối với các nhà sản xuất nông sản, kể cả các doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu lâu nay từng “ đồng hành” với kiểu dễ làm.


Ông Herb hi vọng bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch hội DN.HVNCLC, sẽ mời hai công ty D&B, nhà cung cấp dịch vụ EDI nói chuyện với các doanh nghiệp.


TS Điền cho biết ông sẵn sàng nối kết các đầu mối kỹ thuật, chia sẻ kiến thức về TPP với cộng đồng.

Hoàng Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 291

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 44523

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 876980

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44244665



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach