12:38 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Nguyên phụ liệu dệt may: Ấn Độ là ứng viên mới

Thứ tư - 23/07/2014 07:29
Phải tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, phải tạo được sự độc lập về mặt kinh tế, trong đó có thương mại. Ngay từ lúc này, các ngành xuất khẩu cần thực hiện ngay việc  điều chỉnh thị trường bằng cách xuất khẩu thông qua nước thứ ba vào Trung Quốc, hay tìm các nguồn cung thay thế.


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tổng số khoảng 7,5 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2014, thì nhập vải là lớn nhất, chiếm tới 4,6 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013; tiếp đến là các loại phụ liệu dệt may; nhập khẩu bông tăng 38,3%, đạt 780 triệu USD; và nhập khẩu xơ sợi tăng ít nhất 4,2%, đạt 759 triệu USD. Trong đó, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 45%.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, nhìn từ khía cạnh tích cực thì nhờ nhập siêu lớn từ Trung Quốc mới có xuất siêu sang các thị trường khác, nhưng việc Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu từ thị trường này là điều rất đáng bàn.
 

Dệt may là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 mới đạt 1,89 tỷ USD thì năm 2013 đạt 22 tỷ USD, bằng 11 lần năm 2000. Trong khi công nghiệp dệt, nhuộm tăng trưởng với tốc độ chậm nên không thỏa mãn nhu cầu vải và phụ liệu, do vậy nhập siêu của ngành đã gia tăng rất mạnh.
 

Đơn cử, năm 2013, ngành dệt may sử dụng 7,4 tỷ m2 vải để phục vụ nhu cầu sản xuất hàng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, thì nhập khẩu đã lên tới 6 tỷ m2 vải (3,5 tỷ m2 nhập khẩu từ Trung Quốc), sản xuất trong nước chỉ vẻn vẹn 1,4 tỷ m2 vải.
 

Theo thống kê của Bộ Công Thương, không chỉ dệt may phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc. Hiện 46,3% nguyên liệu dệt may; 70,8% điện thoại và linh kiện; 50% phân bón; 35,2% máy móc, thiết bị… được Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.
 

“Không quốc gia nào có thể thoát khỏi sự phụ thuộc lẫn nhau. Ngoài Trung Quốc, chúng ta còn phụ thuộc vào các thị trường khác. Ví dụ, hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 23,87 tỷ USD, như vậy cũng là phụ thuộc vào thị trường này. Vì thế, không thể phủ nhận vai trò nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc là công xưởng của thế giới, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng nhập khẩu từ thị trường này. Vấn đề hiện nay là phải tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, phải tạo được sự độc lập về mặt kinh tế, trong đó có thương mại”, ông Hải nói.
 

Ngay từ lúc này, các ngành xuất khẩu cần thực hiện ngay việc  điều chỉnh thị trường bằng cách xuất khẩu thông qua nước thứ ba vào Trung Quốc, hay tìm các nguồn cung thay thế. Chẳng hạn, với thị trường nguyên phụ liệu dệt may, Trung Quốc hiện chỉ chiếm khoảng 22% thị trường bông, 27% thị trường xơ nhận tạo, 31% thị trường sợi nhân tạo toàn cầu.
 

Có nghĩa là, không quá khó để Việt Nam tìm nguồn cung thay thế. Trên thực tế, việc giảm dần phụ thuộc nguồn cung nguyên phụ liệu Trung Quốc đã có những DN làm được. Công ty Hóa chất nhuộm vải - Hóa chất trợ nhuộm (278 Gò Xoài, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) chuyên cung cấp các loại hóa chất nhuộm là một ví dụ. Thay vì chọn nguồn cung cấp thuốc nhuộm từ Trung Quốc, công ty đã chọn nhập hàng từ Ấn Độ và Indonesia.
 

Theo đại diện Phòng kinh doanh Vũ Văn Trịnh, công ty đã đàm phán với khách hàng trong nước về giá bán của các loại hóa chất nhuộm, với mặt bằng cao hơn hàng xuất xứ Trung Quốc và đã được các khách hàng chấp nhận. Hiện tại, nguồn cung hàng từ các thị trường này rất ổn định, chất lượng đảm bảo, dù công ty nhận được không ít lời mời chào mua hàng từ thị trường Trung Quốc với giá thấp hơn.
 

Bà Preeti Saran, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, DN dệt may Ấn Độ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam vì đây là ngành có tốc độ phát triển khá ấn tượng.
 

Trong khi đó, Ấn Độ là nước sản xuất vải đứng đầu thế giới với chất lượng vải sợi cotton và lụa nổi tiếng. Do vậy, cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này là rất lớn, đặc biệt khi một số hội đồng xúc tiến thương mại chuyên lĩnh vực sợi đang bày tỏ mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam.
 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ chỉ đạo các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam, sớm xem xét và nghiên cứu về thị trường Ấn Độ cho việc nhập khẩu các mặt hàng liên quan nhằm  từng bước giảm dần sự phụ thuộc nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nguồn tin: BSA/TBNH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 87

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 78


Hôm nayHôm nay : 41966

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981418

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44349103



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach