04:47 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Câu hỏi từ chủ trương thu phí xe cá nhân

Chủ nhật - 26/02/2012 00:53
SGTT.VN - Xe cá nhân, trong đó gồm cả xe máy và ôtô đang là đối tượng để các cơ quan nhà nước tìm mọi cách để đòi thu phí. Ở cấp trung ương, bộ Giao thông vận tải vẫn đang quyết liệt thúc Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí.


Chủ trương hạn chế xe bằng biện pháp tăng các loại phí là đánh vào đời sống còn khó khăn của gần 80% dân số đang sử dụng xe máy. Ảnh: L.Q.N
Ở cấp địa phương, một trong những biện pháp nhằm đảm an an toàn giao thông mà TP.HCM mới ban hành là “xây dựng việc điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành của các phương tiện giao thông cá nhân (lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông đường bộ...)

Các biện pháp thu phí này không nêu rõ mục đích. Nếu thu phí để giảm số lượng phương tiện hay giảm lưu thông đều kém khả thi, vì đa số người dân mua xe và lưu thông là vì công việc kinh doanh, kiếm sống nên buộc họ phải đóng tiền, mà đã đóng phí tức là đã phải tốn tiền để “mua quyền lưu thông” thì không ai để xe “trùm mền”.

Do đó, thu phí không giảm được số lượng phương tiện lưu thông. Nếu mục đích thu phí để tăng vốn cho xây dựng hạ tầng giao thông thì cần xem lại yếu tố pháp lý vì ngân sách mà Chính phủ phân bổ cho bộ Giao thông là tiền mà người dân đã đóng thuế, nếu thu thêm thì dựa vào cơ sở pháp lý nào? Và cơ quan hay tổ chức nào có quyền giám sát việc sử dụng số tiền đó? Nói cách khác, biện pháp thu phí không đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để đạt được mục đích “an toàn và giảm ùn tắc giao thông”. Vì vậy người dân có quyền đặt câu hỏi: thực chất việc thu phí nhằm mục đích chính là gì?

Về mặt ngữ nghĩa, “an toàn giao thông” và “ùn tắc giao thông” là hai vấn đề khác nhau. “An toàn giao thông” là không có tai nạn giao thông, còn giảm “ùn tắc giao thông” là giảm sự cản trở lưu thông của các loại xe trên đường… Trên thực tế, ùn tắc ít gây tai nạn vì tốc độ chậm.

Xe máy thì không phải “thủ phạm chính” gây tai nạn giao thông vì theo báo cáo của ban an toàn giao thông: “… tai nạn xảy ra nhiều và nghiêm trọng nhất là trên các tuyến quốc lộ 1A, 22, 50, tỉnh lộ 10, xa lộ Hà Nội, đường Võ Văn Kiệt... cứ có tai nạn là chết người bởi tập trung phần lớn các loại xe tải, xe ben, xe container chạy với tốc độ cao rất nguy hiểm”. Như vậy là xe hơi đụng vào xe máy nhiều hơn là xe máy đụng vào xe hơi và tự đụng vào nhau.

Về nguyên nhân gây tai nạn giao thông, theo nhận xét của một cán bộ công an là “…tai nạn xảy ra trong nội thành hầu hết là do lỗi của người điều khiển phương tiện... thời gian xảy ra tai nạn nghiêm trọng thường vào buổi tối từ 19g đến 22g, lỗi phóng nhanh vượt ẩu là chủ yếu. Cũng có nhiều trường hợp người lái xe trong trạng thái say rượu bia”. Với nguyên nhân này thì điều khiển phương tiện nào cũng có thể gây tai nạn giao thông chứ không phải chỉ có xe máy.

Trong khi Chính phủ chưa có chủ trương thu hẹp ngành chế tạo, lắp ráp ôtô, xe máy thì chủ trương hạn chế xe bằng biện pháp tăng các loại phí là đánh vào đời sống còn khó khăn của gần 80% dân số đang sử dụng xe máy, sẽ có thể gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Mặt khác, đại diện ngân hàng Thế giới ở Việt Nam đã đánh giá “giao thông ở Việt Nam giải quyết khá tốt là nhờ xe máy…” Nhận xét này rất đáng lưu ý. Từ kinh nghiệm ở Hà Nội về việc đổi giờ, TP.HCM nên lấy ý kiến phản biện và điều tra xã hội học, hỏi ý kiến nhân dân.

TS Nguyễn Hữu Nguyên,

trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC)

Bù đắp thiệt thòi cho vùng sâu vùng xa
“Nói về chuyện bình đẳng hay không khi những người đi ôtô nộp nhiều thuế, tôi cho rằng, chúng ta cũng phải đặt ngược lại vấn đề, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, họ làm gì để nộp thuế. Nhưng công sức bảo vệ biên giới của họ thì không thể tính bằng tiền. Nếu tính về sự đóng góp thì không thể tính được. Anh có thể nộp ngân sách hàng năm, hàng tháng nhưng sự hy sinh của những người nơi biên giới, của người nông dân làm ra hạt gạo… thì có tính được không. Cho nên người hỏi cũng phải xem lại. Người Việt Nam chúng ta có câu làm ơn thì không bao giờ kể, nhưng chịu ơn thì không bao giờ quên. Ở biên giới, người dân không kể tới đóng góp của mình cho Nhà nước nhiều đâu. Thực tế, về sử dụng hạ tầng… họ luôn bị thiệt thòi.
Nếu mình không thu phí này, tạo thêm nguồn thu, chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước thì không có tiền đầu tư cho giao thông nông thôn, đường ven biển, đường tuần tra biên giới… Do vậy tôi nghĩ, nếu nói bình đẳng thì chúng ta phải hiểu một cách đầy đủ như vậy”. (Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng trả lời trực tuyến ngày 12.01.2012)

Nguồn tin: SGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 44094

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 876551

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44244236



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach