08:48 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Có nên “luật hóa” phòng vệ thương mại về thuế?

Thứ ba - 14/07/2015 08:04
Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bên liên quan sửa Luật Thuế xuất nhập khẩu, trong đó có việc “luật hóa” các quy định phòng vệ thương mại về thuế tại 3 Pháp lệnh về các biện pháp phòng vệ thương mại hiện hành. Tuy nhiên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại cho rằng chưa phù hợp.

Nâng cấp cơ sở pháp lý


Đến nay, Việt Nam đã ký 10 Hiệp định Tự do thương mại (FTA) song phương và đa phương cam kết tự do hóa trung bình 90% số dòng thuế nhập khẩu (NK) vào thời điểm 2018 - 2020 (riêng Hiệp định ATIGA- ASEAN tự do hóa 97% dòng thuế) và đang đàm phán tiến tới ký kết các hiệp định tự do thương mại quy mô lớn như TPP, FTA với EU… Dự kiến đến năm 2028 sẽ có khoảng trên 95% dòng thuế NK theo cam kết với các đối tác FTA sẽ được cắt giảm bằng 0% (trừ một số mặt hàng có lộ trình sau năm 2028 như thuốc lá, đường, trứng, muối...).

Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính cho rằng, cần phải bổ sung các biện pháp phòng vệ thương mại về thuế (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ…) tại 3 Pháp lệnh hiện hành vào Luật thuế Xuất nhập khẩu nhằm phát huy hiệu quả công cụ này để bảo vệ sản xuất trong nước khi bị thiệt hại, hoặc bị đe dọa thiệt hại do các hành vi bán phá giá, trợ cấp, NK ồ ạt hàng hóa vào Việt Nam...

Cần cân nhắc kỹ

Các biện pháp phòng vệ thương mại là phù hợp với luật quốc tế. Tuy nhiên, VCCI cho rằng: Bản chất của thuế phòng vệ thương mại không phải là thuế NK mà là thuế bổ sung như một hình thức “trừng phạt/khắc phục” hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc NK ồ ạt gây thiệt hại được xác định qua điều tra; cơ chế áp dụng cũng không giống nhau bởi thuế phòng vệ thương mại không theo mã HS, còn thuế hàng hóa NK xác định theo mã HS.

Cũng theo VCCI, nếu đưa toàn bộ các quy định của 3 Pháp lệnh về phòng vệ thương mại vào Luật thuế Xuất nhập khẩu cũng không thích hợp; còn chỉ đưa các biện pháp về thuế (như dự thảo) vào luật thì các biện pháp phòng vệ khác sẽ đặt ở đâu, trong khi các biện pháp phòng vệ thương mại không thể tách rời tổng thể chung.

Trên thực tế, Bộ Tài chính chỉ là đơn vị thực hiện thu thuế phòng vệ, còn tất cả các bước từ khởi xướng điều tra cho đến quyết định áp dụng biện pháp về thuế đều thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Việc đưa thuế phòng vệ thương mại vào Luật thuế Xuất nhập khẩu có thể tạo ra mâu thuẫn về thẩm quyền áp dụng.

Ngay cả khi Ban soạn thảo giải trình được đầy đủ và thuyết phục việc “luật hóa” nội dung phòng vệ về thuế thì trong dự thảo Luật thuế Xuất nhập khẩu sửa đổi vẫn còn rất nhiều quy định chi tiết về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại các Pháp lệnh vẫn chưa được đưa vào. Trong khi đó, nội dung của 3 Pháp lệnh riêng về từng biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay bị coi là còn sơ sài, chưa phù hợp với với các hiệp định tương ứng trong WTO.

Theo VCCI, cách tốt nhất là sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các Pháp lệnh về phòng vệ thương mại hiện hành. Trong trường hợp vẫn đưa các biện pháp phòng vệ về thuế vào Luật thuế Xuất nhập khẩu sửa đổi, cần đưa đầy đủ các quy định tại 3 Pháp lệnh nói trên, đồng thời phải rà soát lại các quy định tại 3 Pháp lệnh này để bổ sung, điều chỉnh cho tương thích với các hiệp định liên quan trong WTO.

Nhằm hạn chế những tác động gây thiệt hại cho sản xuất trong nước do gia tăng bất thường NK, bán phá giá hoặc trợ cấp cho hàng hóa NK vào Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành: Pháp lệnh Tự vệ trong NK hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam; Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa NK vào Việt Nam; Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa NK vào Việt Nam.

Nguồn tin: Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 33

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 35554

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 932894

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44300579



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach