13:15 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Tìm “chất” cho nguồn nhân lực Việt

Thứ ba - 14/07/2015 08:03
Trong buổi ăn trưa làm việc ngày 09.07.2015 của câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu - LBC, vấn đề “đi tìm và bổ sung nhân lực trẻ cho doanh nghiệp” đã được các diễn giả và doanh nghiệp đưa ra bàn thảo.

 
Phạm Thị Mỹ Lệ - Chủ tịch HĐQT công ty L&A chia sẻ với các doanh nghiệp
về thực trạng thị trường lao động tại Việt Nam
 
Trong đó, nhiều mối lo về thực trạng lao động và các biện pháp giải quyết đã được nêu lên nhằm giúp doanh nghiệp tìm được những nguồn lao động tốt nhất cho mình.
 
Thực trạng báo động
 
Về thị trường lao động có trình độ, bà Phạm Thị Mỹ Lệ - Chủ tịch HĐQT công ty L&A, đơn vị chuyên cung ứng nhân lực dẫn báo cáo năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam cho thấy, 174.000 sinh viên có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, 60% sinh viên tốt nghiệp sau 3 tháng mới có việc làm, 750.000 lao động có trình độ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) có công việc yêu cầu thấp hơn ngành nghề được đào tạo…
 
Theo số liệu từ Trung tâm dự báo về nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, xu hướng chọn bậc học của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố như sau: Trong 100 bạn trẻ tốt nghiệp cấp 3 có tới 88 người muốn học ĐH, CĐ khoảng 8 người, trung cấp là 4. Bà Lệ cho rằng, các bạn trẻ đều muốn chen vào cánh cửa ĐH, CĐ mà không biết rằng, doanh nghiệp tuyển rất nhiều nhóm chưa qua đào tạo, như công nhân, lao động phổ thông. Như tuyển trung cấp là 21%, CĐ là hơn 17%, ĐH khoảng 15%, “điều đó thể hiện sự không khớp nhau giữa bên tuyển dụng và ứng viên”, bà Lệ nói.
 
Bà Lệ cũng giải thích, 27% sinh viên ra trường không xin được việc do ngành học không phù hợp với thị trường hoặc không chấp nhận làm việc trái ngành nghề, một số thì do không “gặp” được nhà tuyển dụng…
 
Ông Alex Boome đại diện quỹ Hinrich Foundation đưa ra con số, 94% sinh viên ra trường phải đào tạo lại và 96% nói họ sẵn sàng cho công việc nhưng nhà tuyển dụng nhận thấy chỉ khoảng 11% trong đó sẵn sàng. Theo bà Lệ, các doanh nghiệp than phiền rằng, tuyển sinh viên mới ra trường họ phải đào tạo thêm về chuyên môn và các kỹ năng mềm để làm việc.
 
Một nghịch cảnh khác: Nhiều doanh nghiệp tuyển được sinh viên mới ra trường, sau khi làm việc từ 6 tháng đến 1 năm những người này “nhảy” qua những công ty khác. Doanh nghiệp bỏ ra công sức, tiền bạc để đào tạo mà không thu được gì.
 
Tìm biện pháp hiệu quả
 
Để tìm được người phù hợp, có thể làm tốt công việc của mình, L&A đưa ra mô hình với các bước như sau: Tuyển chọn, thực tập, đánh giá, phỏng vấn tuyển dụng, thử việc, tuyển dụng chính thức. Với mô hình làm việc này bà Lệ cho biết có khoảng 70% thực tập sinh được tuyển dụng.
 
Ông Alex Boome chia sẻ, tại Việt Nam quỹ Hinrich Foundation có liên kết với ĐH Hoa Sen (ĐHHS) để đào tạo nguồn nhân lực theo học bổng do doanh nghiệp cấp, sinh viên sẽ được thực tập tại doanh nghiệp và sau khi ra trường sẽ về làm việc cho doanh nghiệp.
 
Quỹ Hinrich Foundation đưa ra quy trình đào tạo sinh viên trong chuỗi giá trị thương mại quốc tế. Trước tiên cần hiểu nhu cầu thị trường, thách thức mà các nước gặp phải, kế tiếp, tuyển sinh tìm sinh viên để học, tổ chức những khoá đào tạo ngắn online. Sau đó gửi sinh viên đến các trường ĐH đã hợp tác để học tập làm việc từ 6 – 12 tháng rồi quay lại trường học tập, khi học xong sẽ đến doanh nghiệp làm việc trong 2 năm. Quy trình của Hinrich Foundation là làm việc - học - làm việc - học và làm việc.
 
Mô hình liên kết làm nên sự thành công của quỹ Hinrich Foundation gồm trường ĐH – Hinrich Foundation – Doanh nghiệp.
 
Bà Lê Ánh Thùy (ĐHHS), giới thiệu những chương trình mà ĐHHS đang hợp tác với trường ĐH ở Pháp. Trong đó, ĐHHS cung cấp 18 môn học trong 8 tháng, sau đó sinh viên phải làm đồ án và thực tập tại doanh nghiệp… Bà Thuỳ cho biết thêm, ĐHHS chú trọng những môn học nhằm thâm nhập vào thị trường châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á.
 
Theo TS. Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng trường ĐHHS, quỹ Hinrich Foundation đưa sinh viên 3 nước Lào, Campuchia, Myanmar sang Việt Nam học và thực tập tại các doanh nghiệp Việt Nam. ĐHHS  hợp tác với quỹ Hinrich Foundation trong chương trình này nhằm mục đích tạo ra những nguồn lực cho doanh nghiệp Việt Nam khi phát triển thị trường ở Lào, Campuchia, Myanmar bằng chính những người bản địa.
 
GS. Dương Nguyên Vũ, giám đốc Trung tâm John Von Neumann, ĐHQG TP.HCM chia sẻ, nếu doanh nghiệp cùng với trường ĐH bắt tay với nhau và nghĩ vấn đề thực tập của sinh viên là trách nhiệm chung thì chất lượng nguồn lực của doanh nghiệp sẽ tốt hơn và đó là cách có thể tiếp cận được những người giỏi.
 
Nói về mối liên kết giữa trường ĐH và doanh nghiệp, TS. Bùi Trân Phượng khẳng định, muốn đào tạo sinh viên thành công cần đưa sinh viên vào thực tế của doanh nghiệp, ngồi trong lớp thầy giáo giảng có hay đến đâu thì cũng khó đào tạo thành công được.
 
Công nhân giỏi nghề được làm thầy
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, TGĐ  NaMilux, một doanh nghiệp sản xuất bếp gas có hợp tác với Nhật Bản, chia sẻ: NaMilux luôn xây dựng một nhóm khoảng 10 công nhân lành nghề làm nòng cốt để chỉ dạy cho những người khác, nhóm này đa phần không phải là những người tốt nghiệp ĐH, CĐ mà do kinh nghiệm làm việc lâu năm của họ đem lại. Ngoài ra, để có được những người giỏi, NaMilux còn liên kết với đối tác để họ cử những kỹ sư giỏi nhất sang dạy cho cán bộ, công nhân viên.
 
 
Trần Quỳnh

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 115


Hôm nayHôm nay : 42112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 939870

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44307555



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach