20:21 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Phòng vệ để chống khủng bố thực phẩm

Thứ ba - 14/07/2015 08:02
Làm quen với khái niệm phòng vệ thực phẩm từ năm 2010, nhưng mãi đến năm 2014, sau khi một loạt các sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra đối với các doanh nghiệp cùng ngành, thì công ty Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS), công ty trong ngành mía đường, mới chi 3 tỉ đồng để mua sắm các thiết bị cần thiết ứng phó với những nguy cơ khủng hoảng do con người gây nên.



Toàn cảnh buổi hội thảo.
Ảnh: Đức Nam
 
Những thông tin trên được đại diện của TTCS chia sẻ tại Hội thảo “Phòng vệ thực phẩm – Kinh nghiệm thực hiện trong doanh nghiệp” do Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức vào cuối tuần trước tại TP.HCM.
 
Khái niệm phòng vệ thực dùng chỉ những hoạt động liên quan đến việc bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm chống lại những hành động gây lây nhiễm hoặc can thiệp có tính toán và có chủ ý. Điều này đặt ra những biện pháp thích hợp, cần thiết nhằm hạn chế nguồn cung cấp thực phẩm có khả năng làm ô nhiễm bằng các chất hóa học, sinh học, hoặc các chất gây hại khác.
 
Ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị TTCS, cho rằng các doanh nghiệp luôn ý thức được nguy cơ và những tác động từ các yếu tố phá hoại có chủ đích. Tuy nhiên, việc áp dụng lại không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng.
 
TTCS, vào năm 2010, cùng với Vissan, TH Milk, Đại học Công nghệ Thực phẩm TP.HCM, Đại học Cần Thơ, là năm đơn vị đầu tiên tham gia khóa học về phòng về thực phẩm theo chương trình của Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một chương trình bảo vệ an toàn nguồn thực phẩm đã được tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thực hiện tại các quốc gia thành viên từ 3 năm trước đó.
 
Mía đường là ngành được xem là rất dễ bị “tổn thương” bởi nguy cơ xảy  ra các vụ ngộ độc thực phẩm đến từ các yếu tố ngoại quan là rất cao. Vì thế, theo ông Dương, sau khi rà soát hiện trạng 3 nhà máy, TTCS đánh giá rằng nguy cơ xảy ra các sự cố gây ô nhiễm có thể đến trong bất kỳ thời điểm nào trong chuỗi cung ứng từ trang trại tới bàn ăn, từ trồng trọt, chế biến, phân phối, lưu trữ, vận chuyển đến bán lẻ. 



Những đối tượng được xác lập dễ tạo ra nguy cơ “khủng bố” gồm: Nhóm công nhân bất mãn, tổ dọn dẹp vệ sinh, nhà cung cấp, lái xe tải, khách tham quan và không loại trừ các thành viên của nhóm khủng bố đội lốt nhân viên từ phía đối thủ cạnh tranh.
 
Để phòng ngừa, công ty ban hành các văn bản, quy định và áp dụng rộng rãi, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động có tính cam kết lâu dài của lãnh đạo, cán bộ và nhân viên được tuyên truyền vận động thực hiện từ khối văn phòng tới các bộ phận sản xuất. Các kho chứa hàng, nguyên liệu đều được gắn camera theo dõi.
 
Đặc biệt, tại mỗi vị trí quan trọng, người lao động sẽ sử dụng thẻ nhân viên và đồng phục khác nhau. Những khu vực dễ tổn thương như khu nguyên liệu, giao hàng được thiết lập quy trình báo cáo cho quản lý xử lý, nhất là  đối với nhân viên bất mãn, khách ra vào thường xuyên hay nhân viên có dấu hiệu khác thường về sức khỏe.
 
Thành công đến từ nhân viên
 
Theo ông Dương, phòng vệ thực phẩm là kế hoạch phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xây dựng tốt kế hoạch phòng vệ, không chỉ giúp doanh nghiệm giảm thiểu chi phí do sai sót, thiếu cẩn trọng về an ninh mà còn giúp doanh nghiệp nhận ra rõ những điểm chưa hiệu quả trong quá trình sản xuất.
 
Kinh nghiệm của một đơn vị đã được “học và làm” như TTCS cho thấy công cụ kiểm soát chỉ là giải pháp tức thời. Theo ông Dương, để quản trị được các yếu tố rủi ro từ chủ đích của con người, doanh nghiệp phải lấy nhân viên làm trọng tâm. Nghĩa là nhân viên phải là người đứng ở tuyến đầu để bảo vệ thực phẩm, bởi chính họ là những người trực tiếp tham gia các công đoạn nên dễ phát hiện nguy cơ nhất.
 
“Hơn ai hết, phải có sự quyết tâm và cam kết thực hiện lâu dài của lãnh đạo doanh nghiệp. Tính cam kết được thể hiện bằng những quyết định có văn bản hướng dẫn thực hiện. Đặc biệt, việc hướng dẫn và nâng cao ý thức cho người lao động trước những nguy cơ khủng hoảng chính là việc làm ưu tiên. Nguy cơ xảy ra các yếu tố về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giảm nếu như nhân viên ý thức được vai trò và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ công ty chính là bảo vệ chính mình”, ông Dương chia sẻ.
 
Ông Cao XuânThủy, Phó trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM, cho rằng, giữa phòng vệ thực phẩm và an toàn thực phẩm có nhiều điểm khác biệt. Trong khi an toàn thực phẩm bảo vệ các sản phẩm thực phẩm từ những tác nhân gây ô nhiễm không có chủ đích, thì phòng vệ thực phẩm là bảo vệ thực phẩm khỏi những tác nhân gây ô nhiễm có chủ đích, vốn rất khó kiểm soát và khó dự đoán.
 
Theo ông Cao Xuân Thủy, nguyên tắc quan trọng để doanh nghiệp tự phòng vệ chính mình chính là phải phòng vệ theo chuỗi cung ứng thực phẩm, phòng vệ phải liên quan đến an toàn thực phẩm và phải trên cơ sở việc xây dựng các hệ thống an toàn thực phẩm vững chắc như ISO và HACCP.
 
Đứng ở góc độ quản lý, Ông Huỳnh Lê Thái Hòa – Chi Cục trường Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho rằng, đã đến lúc cần luật hóa việc phòng vệ thực phẩm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng trong khu vực. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần tiến tới xây dựng các tiêu chí “chuẩn” giống như những tiêu chuẩn ISO hay HACCP.
 
Minh Đạo – Diễm Trang

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 913671

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44281356



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach