07:37 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Thấy gì sau 5 năm vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”?

Thứ hai - 07/07/2014 06:53

Đến giữa năm 2014, Cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã triển khai được 5 năm đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Được xem như 1 khẩu hiệu xuất hiện ở mọi nơi, xuyên suốt thời gian thực hiện. Nhưng để đây không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu, mà thực sự đi vào đời sống thì còn nhiều điều phải nói.


 “Hiện thực” của những con số

 
Chẳng mấy ai xa lạ với những con số như: trong các siêu thị, 80 - 90% hàng hoá là hàng Việt Nam; Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng…;71% người tiêu dùng trong nước đã tin tưởng chất lượng hàng Việt và mua hàng Việt… Nhưng nhìn vào thực tế, không ít người vẫn băn khoăn liệu đây có phải những con số thực?
 

Một điểm đáng mừng trong cuộc vận động, hàng Việt đã bắt đầu tìm được đường về thị trường nông thôn và nhiều ngành hàng như dệt may, da giày, bánh kẹo, đồ uống, một số mặt hàng tiêu dùng… sản xuất trong nước đã dần chiếm ưu thế. Thế nhưng ở các địa phương vẫn tràn ngập hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Mức độ phổ biến về nguồn hàng, chất lượng, giá cả của hàng Việt Nam và sự hiểu về những thiệt hại khi dùng hàng giả, hàng nhái…còn thấp. Thông tin từ bản nghiên cứu thị trường mới nhất vừa được Kantar Worldpanel công bố: Vinamilk, Unilever và Masan là ba thương hiệu được chọn mua nhiều nhất Việt Nam, cả ở thành thị và nông thôn. Nhưng nếu ở thị trường  thành phố, Vinamilk đang là nhãn hàng số 1 thì thị trường nông thôn đang là "lãnh địa" của Unilever đứng đầu và Masan đứng thứ 2. Unilever đang sở hữu các thương hiệu như P/S, Clear, Lifebuoy, Omo, Sunlight và Comfort giữ vị thế vượt trội so với bất kỳ nhà sản xuất nào với mức độ thâm nhập thị trường sâu nhất 99,8% ở nông thôn và 99,6% ở thành thị. Dù dẫn đầu ở thành thị nhưng Vinamilk vẫn phải thua Unilever về độ thâm nhập thị trường khi chỉ chiếm 97,5% ở thành thị và 81,7% ở nông thôn. Vinamilk là một trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam còn phải “chào thua”, vậy những doanh nghiệp nhỏ sẽ ở đâu trong cuộc chiến giành thị trường?



 

Cũng theo báo cáo 5 năm cuộc vận động, hàng dệt may đang áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam, được tới 80% số người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là quá trình nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam, liên tục đổi mới, không ngừng mở rộng các kênh phân phối nhằm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng trên cả nước. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp, sử dụng 2,5 triệu công nhân và tạo ra kim ngạch xuất khẩu hơn 20 tỉ USD (theo số liệu thống kê năm 2013), nhưng tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, phảiphụ thuộc vào máy móc cũng như nguyên phụ liệu, bông, vải, xơ, sợi nhập khẩu từ nước ngoài. Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM thì các doanh nghiệp nội địa, bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI chỉ mới cung ứng hơn 30% các loại nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, chủ yếu là phụ liệu và 67% phải nhập từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil… Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ 26%. Nhưng nếu tính cả những vật tư như hóa chất cơ bản cho dệt, nhuộm hay phụ tùng thay thế thì hằng năm mức tổng nhập chính thức từ nước này là 40%. Do vậy, người ta dễ thấy hàng Trung Quốc có mặt ở hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất của hàng dệt may. Vậy khi nào người tiêu dùng mới được sử dụng những sản phẩm “made in Việt Nam” thực sự? Khi nào công nghiệp dệt may không còn là một nền công nghiệp gia công?

 
…Cho đến nông sản

 
Theo báo cáo của cuộc vận động, người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại nhiều địa phương, nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng… Liệu đây có phải là nghịch lý?

 
Thực tế hiện nay hoa quả nhập ngoại ngày càng được ưa thích, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để mua hoa quả nhập khẩu. Trong khi đó, trái cây Việt Nam vào mùa thu hoạch có giả “rẻ như bèo”. Chỉ mất 10.000 đồng người dân có thể “ăn no” với cam 10.000 đồng/3kg, thanh long ruột đỏ 10.000 đồng/4kg, vải chỉ 4.000 – 5.000đồng/kg. Người tiêu dùng đang quay lưng với các loại trái cây trong nước, dù rẻ và nguồn gốc rõ ràng.

 
Nông sản là một trong những thế mạnh của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Đây là việc ai cũng biết. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ nông sản ra sao? Phát triển thị trường thế nào để đời sống bà con nông dân được hưởng lợi từ sản xuất nông sản... lại chưa được thực sự quan tâm. Việc tiêu thụ vải của mùa thu hoạch năm nay là một điển hình.

 
Vừa rồi lãnh đạo Bộ Công thương có nói: Nếu mỗi người Việt Nam ủng hộ nông dân Việt Nam bằng cách ăn một trái vải thì sẽ góp phần giúp quả vải tiêu thụ tốt. Đây là điều cần thiết nhưngchỉ là giải quyết theo kiểu tình thế, đến mùa gì yêu cầu người dân ăn trái ấy. Hay nói cách khác, chờ đến vụ mùa gì thu hoạch rồi mới bàn giải pháp tiêu thụ cho vụ mùa đó.




Vấn đề tiêu thụ nông sản, phát triển thị trường thế nào để đời sống bà con nông dân được hưởng lợi từ sản xuất nông sản... chưa được thực sự quan tâm.

 
Hàng Việt là "hàng Việt" nào?

 
Một lần nữa nhìn lại, với con số 80 -90% hàng hóa trong siêu thị là hàng Việt. Với khái niệm hàng Việt là hàng Made in Việt Nam, con số này có lẽ không sai, khi mà hầu hết trên quầy kệ của các siêu thị là các sản phẩm OMO, Tide, Comfort, Ajingon, Knorr... Còn với những doanh nghiệp Việt, câu chuyện Minh Long I rút hàng để phản đối chính sách giá của siêu thị, và kéo theo đó là hàng loạt doanh nghiệp trong nước đều lên tiếng than thở, "kể xấu" sự chèn ép của hệ thống này (và đề nghị được giấu tên) đủ cho thấy có một thực tế khác về "hàng Việt" trong siêu thị chưa được thống kê.

 
Có lẽ, đã đến lúc cần nhìn lại khái niệm "hàng Việt" trong cuộc vận động này. "Hàng Việt" nào là cái cần được ưu tiên và ủng hộ? Phải chăng, đó là những OMO, Comfort, Knorr hay Nestle.

 

Khánh Vân

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 125


Hôm nayHôm nay : 52976

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 885433

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44253118



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach