06:07 EDT Thứ sáu, 10/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Cổ phiếu mía đường có “ngọt” như mong đợi?

Thứ tư - 26/10/2011 05:25
Rủi ro đối với DN ngành mía đường là giá đường luôn biến động theo mùa vụ, trong khi nguồn nguyên liệu còn thiếu ổn định, sản lượng và doanh thu phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

Tính từ cuối tháng 6/2011 đến nay, giá đường trong nước đã tăng 15%. Đây có thể xem là một yếu tố quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận của các DN ngành đường.

Mới đây, một số báo cáo phân tích của các CTCK dự báo, nhóm cổ phiếu ngành mía đường có thể nằm trong nhóm cổ phiếu "hot" vào cuối năm. Nhưng liệu cổ phiếu nhóm ngành này có nóng như mong đợi?

Trong số 6 DN ngành mía đường đang niêm yết hiện nay, gồm CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS), CTCP Đường Biên Hòa (BHS), CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT), CTCP Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai (SEC), CTCP Đường Kon Tum (KTS) và CTCP Đường Ninh Hòa (NHS), thì LSS là công ty dẫn đầu thị trường về sản lượng và thị phần.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty LSS cho biết, tính đến hết 9 tháng đầu năm 2011, LSS đạt 285,46 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm nay. Với kết quả này, trong năm 2011, LSS sẽ phấn đấu vượt mức kế hoạch đặt ra, vì trong quý IV, sản lượng tiêu thụ của Công ty thường tăng đột biến…

Năm 2011, LSS đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 15 - 20%.

Ông Tam cho biết, thách thức đối với DN ngành mía đường hiện nay chính là sự ổn định nguồn nguyên liệu. Do đó, LSS rất quan tâm đến việc đảm bảo lợi ích cho người nông dân để họ thiết tha với việc đầu tư trồng mía nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho Công ty. Ngày 21/10 vừa qua, LSS đã thành lập xí nghiệp nông công nghiệp tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa, ước tính sản lượng mía của xí nghiệp này đạt 81.000 tấn/năm.

CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT) được đánh giá là DN có biên lợi nhuận thuần tương đối ổn định. SBT cho biết, sản lượng đường sản xuất năm nay tăng so với năm 2010 do nhận được nhiều đơn mua hàng, cộng với giá đường tăng bình quân 12%, nên nhiều khả năng Công ty sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận năm. Để tránh tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, SBT đang triển khai đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía ở Tây Ninh, Bình Phước…

Báo cáo phân tích cổ phiếu DN ngành mía đường mới đây của CTCK MHBS cho biết, cổ phiếu ngành mía đường hiện đang có mức P/E khá thấp so với bình quân của thị trường (P/E bình quân ngành trong tháng 10/2011 đạt 3,3 lần). Hơn nữa, các DN ngành này đều có lợi nhuận ổn định với tỷ lệ chi trả cổ tức khá cao (bình quân là 30%).

Tuy nhiên, rủi ro đối với DN ngành mía đường là giá đường luôn biến động theo mùa vụ, trong khi nguồn nguyên liệu còn thiếu ổn định, sản lượng và doanh thu phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Mặt bằng giá mía năm nay cao hơn năm ngoái, do vậy, lợi nhuận năm 2011 của đa số DN sản xuất - kinh doanh ngành này có thể không bằng năm 2010.

CTCP Mía đường Biên Hòa (BHS) cho biết, 9 tháng đầu năm, Công ty đạt 80,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2011, BHS đặt mục tiêu lợi nhuận 147 tỷ đồng, thấp hơn so với mức thực hiện được trong năm 2010 khoảng 12%.

Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một số DN ngành mía đường cho rằng, khác với năm ngoái, giá đường năm nay có thể giảm vào thời điểm cuối năm.

Theo lãnh đạo BHS, giá đường hiện đang có dấu hiệu chững lại. Kết thúc 9 tháng đầu năm, BHS đạt 80,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 10,3% so với cùng kỳ. Năm 2011, BHS đặt mục tiêu lợi nhuận 147 tỷ đồng, thấp hơn so với mức thực hiện được trong năm 2010 khoảng 12%. Tuy nhiên, theo đại diện DN này, lợi nhuận năm 2011 tại BHS khó đạt kế hoạch do chi phí lãi vay tăng cao.

Lý giải về khả năng mặt hàng này có thể giảm giá vào cuối năm, ông Lê Văn Tam cho rằng, từ cuối quý III là thời điểm các DN ngành mía đường bước vào vụ mùa khai thác nên nguồn cung trong quý IV rất dồi dào. Bên cạnh đó, các DN mía đường trong nước lại vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đường nhập khẩu.

Trên thực tế, giai đoạn cuối năm là mùa vụ cao điểm thu hoạch mía, nhưng thời điểm này nhu cầu sử dụng đường cho mùa lễ tết cũng tăng cao. Do đó, dư thừa nguồn cung có thể không phải là vấn đề quá gay gắt với các DN ngành này. Vấn đề cơ bản của các DN ngành đường hiện nay là phải giải được bài toán nguyên liệu bằng cách gắn kết đời sống người dân trồng mía với hoạt động của DN. Đó mới là định hướng phát triển lâu dài để cổ phiếu ngành mía đường ngọt hơn.

Hoàng Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 324

Máy chủ tìm kiếm : 93

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 66146

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 627829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43995514



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach