08:38 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

DN chứng khoán, sắt thép cũng “nhảy” vào gạo

Thứ năm - 20/10/2011 06:55
http://stockbiz.vn/Handlers/GetThumbnail.axd?i=201110190846340156250&w=220Đến nay đã có 125 doanh nghiệp (DN) được cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo, trong đó có tới 29 DN lần đầu tiên tham gia xuất khẩu gạo.

Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đang tỏ ý lo ngại thị trường có nguy cơ rối loạn khi có quá nhiều DN được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109 (có hiệu lực từ 1-10-2011).

Cấp phép quá hớp?

Theo số liệu của VFA, đến nay đã có 125 DN được cấp giấy chứng nhận xuất khẩu gạo, trong đó có 73 DN thuộc hiệp hội, 52 DN ngoài hiệp hội. Đáng chú ý trong danh sách mới này có tới 29 DN lần đầu tiên tham gia xuất khẩu gạo.

Rõ ràng số lượng DN được cấp đã vượt xa con số 70-80 DN như trước đây VFA dự kiến. Nhìn vào danh sách mới, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho hay DN mới được cấp phép xuất khẩu có hai dạng: thứ nhất là trực tiếp xuất khẩu, thứ hai là hùn vốn hay liên doanh với DN cùng ngành. Đáng nói trong hồ sơ xin cấp phép, có khá nhiều DN mà lai lịch trước đó hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh sắt thép, du lịch…

Theo ông Bảy, dù trước khi ra đời Nghị định 109 được lấy ý kiến nhiều ý kiến sở, ngành và thu được phản hồi khá lớn. Trong đó, có nhiều DN cho rằng quy định của Nghị định 109 khá khắt khe và gây khó khăn cho DN. Tuy nhiên, với thực tế đang diễn ra phải khẳng định những quy định trong Nghị định 109 khá dễ dàng.

“Sự dễ dàng này thể hiện ở chỗ Bộ Công Thương nới rộng thêm thời gian thực hiện theo yêu cầu của Nghị định 109. Tức là từ đây đến ngày 1-10-2012, DN có thể thuê kho bãi ở bên ngoài để được cấp giấy phép tạm thời. Ban đầu VFA không đồng ý với việc kéo giãn thời gian này” - ông Bảy cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Bảy, trong danh sách mới được cấp có DN chưa xuất khẩu gạo nhưng có nhiều tiềm năng, như Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Đây là công ty thời gian qua đã phối hợp với nông dân thực hiện mô hình cánh đồng mẫu. Công ty đầu tư giống, vật tư đầu vào cho người trồng lúa, đồng thời phát triển hệ thống phơi sấy, xay xát bảo quản… để có thể mua lúa tươi cho nông dân.

Kết quả mà Bảo vệ thực vật An Giang thu được ngoài sức tưởng tượng. Chất lượng lúa đồng đều, lợi nhuận nông dân được nâng lên rõ rệt… Ông Huỳnh Văn Thòn, Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, cho biết các nhà nhập khẩu gạo từ Đài Loan đã chấp nhận trả giá lúa gạo từ mô hình cánh đồng mẫu lớn cao hơn 25-30 USD/tấn so với giá thị trường.

Đã có giá sàn điều tiết

Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong đã từng chỉ ra sự bất cân xứng giữa các DN xuất khẩu gạo. Có thời điểm cả nước có hơn 200 DN xuất khẩu gạo. Trong đó có 57 DN xuất khẩu trên 10.000 tấn và chiếm 87% lượng gạo xuất khẩu. Số DN còn lại chỉ chiếm 13% lượng gạo xuất khẩu. Khoảng 40 DN xuất khẩu một năm chỉ 200-300 tấn gạo. Thậm chí có DN một năm chỉ xuất được… 700 kg.

Theo ông Phạm Văn Bảy, việc có nhiều DN được cấp phép xuất khẩu chưa hẳn đã có lợi cho người sản xuất. Theo tính toán, thị trường xuất khẩu gạo hiện nay khoảng 70-80 DN là vừa phải, nếu nhiều hơn con số đó dễ gây rối loạn thị trường. Thực tế có nhiều DN được cấp phép nhưng không có bạn hàng được hoặc một năm chỉ xuất được vài trăm tấn.

Một DN xuất khẩu nhiều năm cho hay năng lực hiện tại của DN dư sức đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo có lợi nhất cho nông dân. Ngoài ra, hiện chỉ có khoảng hơn 10 nhà nhập khẩu quốc tế mua gạo của Việt Nam. Các nhà buôn này chỉ thông qua các đầu mối quen biết nên việc có thêm DN cũng không ích gì.

Ông Phạm Văn Bảy nói: “Thấy Bộ Công Thương cấp nhiều quá, chúng tôi cũng lo. Cấp nhiều chưa hẳn có lợi cho nông dân. Thêm nữa việc có quá nhiều DN sẽ theo dõi không nổi. VFA đang tính có kiến nghị Bộ Công Thương ngừng cấp phép. Tuy nhiên, để ngừng cấp cũng không dễ dàng vì phải ban hành luật lệ điều chỉnh Nghị định 109”.

Ở một góc độ khác, giám đốc một DN gạo cho hay không quá lo lắng vì nhiều DN được cấp phép xuất khẩu gạo phải tuân thủ Nghị định 109. Theo đó, DN mới hay cũ, lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ giá sàn mà nghị định này yêu cầu. Do đó, DN có muốn bán phá giá cũng khó.

“Một trong những tiêu chí của DN chính là hiệu quả, lợi nhuận. Có giấy phép mà làm ăn thua lỗ thì chỉ vài năm DN cũng xin rút. Lúc đó thị trường sẽ ổn định vì loại bỏ DN năng lực kém” - vị giám đốc này nói.

Ngoài ra, việc nhiều DN được cấp phép sẽ góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Trên thực tế, DN lớn chỉ mạnh ở thị trường tập trung như Philippines, Indonesia, Bangladesh, Cuba… thì số DN mới sẽ năng động ở thị trường thương mại.

Nguồn tin: Báo Pháp luật TPHCM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 55324

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 887781

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44255466



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach