10:38 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

“Trò chơi đuổi bắt” trong kinh tế toàn cầu

Chủ nhật - 25/09/2011 08:17
Lịch s thế giới đã quen với sự thống trị của các nước phương Tây. Với sự trỗi dậy của một số cường quốc mới, lịch sử chắc chắn sang chương mới!

Tóm tắt: Sức mạnh kinh tế đang trở lại với nhóm nước mới nổi tại châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác nhờ hoạt động cải cách, mở cửa.

Khi sức mạnh kinh tế lớn hơn, sức mạnh trên nhiều lĩnh vực khác của các nước mới nổi cũng sẽ khác.

Quarry Bank Mill là một tòa nhà gạch 5 tầng nằm ở thung lũng thuộc Styal, một ngôi làng nhỏ của Anh cách Manchester vài dặm về phía Nam. Nhà buôn Samuel Greg đã xây tòa nhà này vào năm 1784, ông làm giàu từ việc chuyên cung cấp bông cho những người thợ dệt Lancshire.

Bông thô nhập từ các đồn điền của Mỹ được xử lý bằng máy móc hiện đại nhất lúc bất giờ. Sau đó, Grag mở rộng nhà máy và sử dụng động cơ chạy than đá. Năng suất lập tức tăng mạnh. Năm 1700, phải mất 200 giờ đồng hồ để sản xuất một cân sợi. Thế nhưng đến năm 1820, chỉ mất 1 giờ để có sản phẩm tương tự.

Nhà máy của Greg nằm trong một cuộc cách mạng ngành đã thay đổi mạnh mẽ trật tự trên thế giới. Công nghệ mới: phát minh tiết kiệm sức lao động, sản xuất tại nhà máy, động cơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch nhanh chóng được sử dụng rộng rãi khắp các nước Tây Âu.

Những nước phát triển công nghiệp đầu tiên (và một vài nước sau đó như Nhật) đã có thể xây dựng và củng cố thế dẫn đầu của họ trong công nghệ và cải thiện cuộc sống cho người dân.

Sự “phân kỳ” giữa phương Tây và các nước còn lại kéo dài trong 2 thế kỷ. Nhà máy tại Styal, một thời lớn nhất thế giới, nay đã trở thành bảo tàng. Vẫn còn một số bộ phận của nhà máy hoạt động, sản xuất một số sản phẩm cho các cửa hàng lưu niệm, nhưng phần lớn hoạt động sản xuất bông đã được chuyển ra nước ngoài để tận dụng lương lao động giá rẻ.

Nay một thay đổi lớn khác cũng đang đe dọa làm thay đổi hệ thống cấp bậc trên toàn cầu. Chất lượng cuộc sống tại nhóm nước nghèo đã nhanh chóng áp dụng công nghệ, kỹ năng và chính sách giúp phương Tây giàu có đang biến đổi theo cùng hướng tốt lên. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nền kinh tế mới nổi lớn và tăng trưởng nhanh nhất, sự bùng nổ của các nền kinh tế mới nổi còn lan sang cả châu Mỹ - Latinh và châu Phi.

Tốc độ thống nhất đang tăng lên. Nền kinh tế các nước giàu nợ nần chồng chất như Mỹ đã tăng trưởng yếu kém suốt từ thời khủng hoảng tài chính. Nhóm nền kinh tế mới nổi, đã thoát khỏi khủng hoảng mà không phải chịu quá nhiều tác động xấu, trong năm qua đã tăng trưởng khá tốt trở lại.

IMF dự báo nhóm nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng cao hơn nền kinh tế các nước giàu khoảng 4% trong cả năm nay và năm sau. Nếu dự báo của quỹ chính xác, đến năm 2013, nhóm nền kinh tế mới nổi (theo định nghĩa của IMF) sẽ đóng góp khoảng hơn một nửa tổng sản lượng của kinh tế toàn cầu (tính theo ngang giá sức mua).

Một dấu hiệu khác cho thấy sức mạnh kinh tế đã chuyển dời đó là nhà đầu tư dự báo về nhiều vấn đề tại nền kinh tế các nước giàu nhưng vẫn tự tin rằng khủng hoảng sẽ không xảy ra tại các nước mới nổi.

Nhiều chuyên gia nhìn thế giới nước giàu như cái gì đó cũ kỹ lạc hậu, nợ nần tứ phía trong khi so sánh với nhóm nền kinh tế mới nổi trẻ, đầy năng lượng và có tỷ lệ tiết kiệm cao.

Sự thật còn phức tạp hơn thế. Các công ty đến từ nước mới nổi muốn có chỗ đứng tại nước giàu bởi môi trường kinh doanh ở đây thân thiện hơn ở nước họ. Thế nhưng khi thế giới nước giàu không ngừng chịu cú sốc tài chính, khả năng nhóm nước này chịu khủng hoảng lớn hơn rất nhiều.

Cuộc khủng hoảng dưới chuẩn tại Mỹ đã biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính có đầy đủ đặc điểm của một cuộc khủng hoảng tại nhóm nước đang phát triển: dòng vốn lớn từ các ngân hàng bị điều tiết kém gây ra sự bùng nổ trên thị trường bất động sản.

Hiện nay nhóm nước mới nổi chưa có thị trường trái phiếu nào đủ thanh khoản và tin cậy để nhà đầu tư có thể tìm đến trong bối cảnh căng thẳng tăng cao, vì vậy họ còn mỗi cách đổ tiền vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và một vài nước phát triển khác. Lựa chọn ít đến nỗi mà ngay cả khi nước Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng vào tháng 8/2011, nhà đầu tư vẫn đổ xô nhau mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

Thực tế, chính việc nhóm nước mới nổi quá chuộng tài sản an toàn và thanh khoản cao của nhóm nước phát triển đã gây ra chuỗi khủng hoảng tác động xấu đến nhóm nước giàu. Các nước đang phát triển mua nợ chính phủ của nước giàu (coi như công cụ trữ tiền) như bảo hiểm đối với cuộc khủng hoảng trong tương lai. Hàng loạt động thái mua khiến lãi suất dài hạn giảm xuống, tín dụng cá nhân và công bùng nổ.

Tăng trưởng GDP của các nước giàu đi xuống là hậu quả trực tiếp của thời kỳ bùng nổ trước, cảm giác sợ hãi của người sống tại các nước giàu ngày một lớn hơn. Phần đông hộ gia đình tại Mỹ, Anh và nhiều nơi khác buộc phải tiết kiệm để giảm nợ. Những ai còn tiền dư, trong đó bao gồm các công ty, đang giữ chặt để ngừa một tương lai khó khăn. Nhiều công ty đa quốc gia đến từ các nước mới nổi, vốn quen với môi trường kinh doanh khó khăn tại nội địa, dường như muốn đầu tư vào thị trường các nước phương Tây hơn cả chính các công ty phương Tây.

Thịnh và suy

Những người nào lớn lên ở Mỹ và Tây Âu thường đã quen với quan niệm rằng phương Tây thống trị kinh tế thế giới. Mà cũng thực sự kỳ cục khi một nhóm chỉ khoảng 30 nước với một phần dân số nhỏ của thế giới lại nắm quyền chỉ đạo.

Trong phần lớn lịch sử của loài người, sức mạnh kinh tế thường được quyết định bởi yếu tố nhân khẩu học. Năm 1700, nền kinh tế lớn nhất thế giới (sản xuất bông hàng đầu thế giới) là Ấn Độ, dân số 165 triệu người; sau đó đến Trung Quốc 138 triệu người. 8,6 triệu người Anh sản xuất chưa đầy 3% tổng sản lượng của toàn thế giới.

Ngay cả đến năm 1820, khi cuộc cách mạng công nghiệp của Anh ngày một mạnh mẽ hơn, hai nước châu Á này vẫn đóng góp hơn một nửa GDP toàn cầu.

Khi công nghệ sản xuất phát triển hơn, phương Tây trở nên giàu có hơn. Việc sản xuất được nhiều sản phẩm với số lao động ít hơn đồng nghĩa với việc một nước nhỏ có thể trở thành cường quốc kinh tế. Đến năm 1870, thu nhập bình quân tại Anh cao gấp 6 lần so với Ấn Độ và Trung Quốc. Đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tại Anh đã bị Mỹ - cường quốc của thế kỷ 20 vượt qua.

Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, tuy nhiên vị thế này đang chịu sức ép từ một Trung Quốc trỗi dậy. Sau năm 1976, thu nhập bình quân đầu người tại Trung Quốc chỉ bằng 5% so với Mỹ.

Ở thời điểm này, một người Ấn Độ trung bình còn giàu hơn người Trung Quốc. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều hướng vào nội địa, tự tách rời họ khỏi những ý tưởng và hàng hóa đã giúp người Nhật cũng như nhiều nền kinh tế châu Á khác giàu có hơn. Kinh tế Ấn Độ, giống Trung Quốc, cùng khép kín. Phần lớn các ngành được bảo vệ khỏi cạnh tranh nước ngoài bằng chính sách thuế quan ngặt nghèo.

Trung Quốc đã đi đầu trong đổi mới. Năm 1978, Trung Quốc chính thức mở cửa cải cách kinh tế, Trung Quốc thông thương nhiều hơn với nước ngoài, đón nhận công nghệ và đầu tư từ bên ngoài. Quá trình tự do hóa của Ấn Độ bắt đầu muộn hơn, vào năm 1991.

GDP của Trung Quốc và Ấn Độ hiện lớn hơn nhiều so với giữa thập niên 1970. Tại cả hai nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP 8% được coi như điều bình thường. Tính theo ngang giá sức mua, mức sống trung bình tại Trung Quốc tương đương khoảng 1/6 và Ấn Độ tương đương 1/14 của Mỹ, tuy nhiên khoảng cách đang nhỏ dần và thu hẹp nhanh chóng.

Hơn thế nữa, sự thống nhất đã lan ra cả bên ngoài Ấn Độ và Trung Quốc. Chuyên gia Arvind Subramanian thuộc viện Peterson Institute for International Economics trong cuốn sách“Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance” đã chỉ ra thu nhập bình quân đầu người của 75% các nước không sản xuất dầu lửa đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với Mỹ giai đoạn năm 2000 – 2007.

Thời kỳ năm 1960 – 2000, tỷ lệ này chỉ đạt 29%. Nhóm nền kinh tế trên còn đang chơi trò “đuổi bắt” với tốc độ nhanh hơn, tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao gấp đôi tốc độ của 4 thập kỷ trước đó.

Ngọc Diệp (Theo TTVN)

Nguồn tin: Café.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 66564

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 621539

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43133308



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach