14:28 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

"Vấn đề quan trọng là Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng"

Thứ năm - 10/11/2011 09:00
Trong loạt sự kiện tham vấn ý kiến các chuyên gia kinh tế về vấn đề của Việt Nam trong năm 2011 và triển vọng năm 2012, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) đã có dịp phỏng vấn TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Dưới đây là chi tiết bài phỏng vấn TS Nguyễn Đình Cung vào ngày 02/11/2011, tại Hà Nội.


TS Nguyễn Đình Cung: "Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng" - ảnh: Internet

Theo đánh gía của TS, tình hình kinh tế thế giới và khu vực Châu Á hiện nay như thế nào?


Thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính đã lâm vào tình trạng trì trệ khá nặng nề. Rất nhiều tổ chức kinh tế toàn cầu trước đây luôn “nhã nhặn” và “mềm mỏng” trong việc nhận xét như Ngân hàng Thế giới (WB), IMF… cũng đã thẳng thắn hơn về tình hình khó khăn. Theo WB, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều không hoặc bị âm chỉ số tăng trưởng, như Ý: -0,1, Tây Ban Nha: -03, Canada: -04. Còn theo IMF, ngay cả “gã khổng lồ mới nổi” Trung Quốc cũng không thoát khỏi sự khó khăn chung trên thế giới với mức tăng trưởng giảm từ 9,5% xuống còn 8,7%. Tuy được dự đoán sẽ khả quan hơn trong năm 2012, nhưng nền kinh tế thế giới còn phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, khu vực Châu Âu và Trung Quốc.


Xin TS cho nhận xét về tình hình hiện tại của kinh tế Việt Nam?


Tốc đô tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008 khá cao, luôn ổn định trên mức 7% từ năm 2002 nhưng giảm rõ rệt xuống mức trung bình 6,1% từ năm 2008 đến năm nay (năm 2011 dự đoán tăng trưởng 6%). Trong khi đó, mức lạm phát lại tăng khá nhanh, từ mức 6.9% năm 2009, 11,9% năm 2010 và năm 2011 dự đoán là 17%. Một vài chỉ số cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011 như chỉ tạo được 1,54 triệu việc làm, giảm 600 ngàn so với chỉ tiêu; tỷ lệ hộ nghèo chỉ giảm 1,5% so với chỉ tiêu 2%; Nhập khẩu tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bức tranh không phải hoàn toàn xấu mà bên cạnh đó là sự tăng trưởng, như bán lẻ trong 10 tháng đầu năm tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu tăng 34,6%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,3%.


Vấn đề của nền kinh tế Việt Nam, như nhiều chuyên gia cảnh báo, nằm trong ba vấn đề: (1) Sự “khỏe mạnh” của phân khúc ngân hàng, nhất là các NHTM; (2) Các điều kiện khó khăn cho khu vực doanh nghiệp sản xuất với chi phí đầu vào tăng và nhu cầu giảm mạnh – điều này thể hiện qua mức hàng tồn kho trong tháng 10/2011 là 21,1% so với cùng kỳ năm trước; và (3) Sự phân bố đầu tư còn thiếu hợp lý.


Theo TS, những giải pháp hiện nay có đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề của nền kinh tế Việt Nam?


Trong năm 2011, chính phủ đã rất tích cực giảm lạm phát, kích cầu và đặc biệt là sử dụng các công cụ tài chính để ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách tài khóa lại chưa thực hiện triệt để, chưa phối hợp được với chính sách tiền tệ, làm cho tiền tệ phải “gồng mình” chống đỡ lạm phát. Thêm vào đó, các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự được triển khai, tạo nên một bức tranh khá “mong manh”, mọi dấu hiệu thay đổi về chính sách đều có thể làm cho lạm phát, bất ổn vĩ mô quay lại. Ngoài ra, dù đã được đề cập nhiều nhưng việc thắt chặt ngân sách vẫn chưa thể hiện hiệu quả: tổng thu vẫn tăng 13,6% so với dự kiến với hơn 80 ngàn tỷ, tổng chi tăng gần 10% so với dự kiến với khoản 71 ngàn tỷ. Bội chi dự kiến ở mức 121 ngàn tỷ, khoản 4,9% so với GDP. Nói chung các chính sách vẫn chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế.


Xin TS nhận xét về tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012?


Một vài chỉ số cho thấy một tương lai khả quan hơn trong năm 2012 như: GDP tăng 6-6,5%; xuất khẩu tăng 13,1%, đạt mức 107,4 tỷ USD; nhập siêu bằng 11,5% xuất khẩu, đạt mức 12,4%; thặng dư cán cân vốn vào khoản 10.030 tỷ đồng và thặng dư tổng thể vào mức 3.160 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh đó là dự đoán về bội chi ngân sách 161,6 ngàn tỷ đồng, bằng 5,45% GDP theo giá thực tế; thâm hụt vãng lai vào khoản 4.370 triệu USD.


Một số giải pháp mà chính phủ Việt Nam có thể làm, cả ngắn và trung hạn: (1) tiếp tục thắt chặt tín dụng đối với những thị trường rủi ro cao như BĐS, chứng khoán; (2) kiên trì chính sách kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô – tăng khống chế tiền tệ qua các chính sách như năm 2011; (3) hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ. vì đây là một trong những lực lượng sản xuất quan trọng nhất của nền kinh tế; (4) tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là các các nhà đầu tư nhà nước, các tập đoàn, tổng cty của chính phủ; (5) tái cơ cấu hệ thống tài chính, đặc biệt là NHTM; và (6) phân tích, chọn lựa hạng mục đầu tư cẩn thận và có chiến lược lâu dài. Vấn đề của Việt Nam là chỉ nên đầu tư 2-3 hạng mục và thực hiện thật tốt thay vì ôm đồm 9-10 hạng mục.


Đây là thời điểm đầy “đau đớn” nhưng phải diễn ra. Tầm quan trọng của nó cũng như "Đổi mới", đây là lúc Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển từ “lượng” sang tập trung vào “chất”.


Xin cám ơn  TS.

NTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 23

Khách viếng thăm : 130


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 900892

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44268577



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach