23:59 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Việt Nam cần xác định lại tác nhân tăng trưởng

Thứ sáu - 04/11/2011 05:09
Điểm nóng của nền kinh tế thế giới hiện nay là việc hàng loạt các nền kinh tế ở Châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đã và đang đối đầu với những rủi ro vỡ nợ, tương tự những gì đã xảy ra với Hi Lạp. Trong tình hình đó, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) đã tổ chức buổi tọa đàm thảo luận về những lát cắt nền kinh tế thế giới và ứng dụng cho kinh tế Việt Nam vào ngày 02/11/2011 tại Hà Nội.

Các diễn giả cùng chia sẻ nhận định, trước tình hình khó khăn trong và ngoài nước, Việt Nam cần chú trọng tăng trưởng về "chất", thay vì chỉ chạy đua theo "lượng" như hiện nay
(từ trái qua: Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, TS Nguyễn Đình Cung và ông Marco Breu)

 

Buổi tọa đàm đã có sự trình bày của ba diễn giả: TS Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; ông Marco Breu – Giám đốc công ty tư vấn toàn cầu McKinsey Việt Nam; và bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao; cùng 56 đại diện các Doanh nghiệp. Đặc biệt, buổi tọa đàm còn vinh dự chào đón Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đến chia sẻ.
 
Mong muốn giúp doanh nghiệp chủ động hơn, nguyên PTT Vũ Khoan đã chia sẻ về ba khó khăn trong tình hình hiện nay: khó khăn khi cấu trúc kinh tế thay đổi với sự sụp đồ của các hình thái kinh tế hiện có như kinh tế tự do của Mỹ hay khối các nước Châu Âu; khó khăn khi các đầu tàu kinh tế gặp khó khăn; và khi mối quan hệ tương quan giữa các nền kinh tế thay đổi, tập trung vào sự phát triển vượt trội của Trung Quốc. “Dù muốn dù không, chúng ta vẫn phải coi Trung Quốc là đối tác lớn nhất vì họ là công xưởng lớn nhất, là thị trường lớn nhất thế giới” – Nguyên Phó thủ tướng chia sẻ.
 
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Việt Nam có nhiều sân bay và khu công nghiệp hơn Nhật Bản, trong đó có những sân bay chỉ cách nhau vài giờ đi xe. Đó là sự lãng phí và bất hợp lý trong công tác quy hoạch. Khi nói đến ưu tiên phát triển, TS Nguyễn Đình Cung cho biết: “Chúng ta không thể tập trung vào 9-10 hạng mục mà chỉ 2-3 mà thôi. Phải tập trung và làm cho được. Tránh tình trạng lãng phí các nguồn lực. Việt Nam cần xác định lại tác nhân tăng trưởng.” – Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá năm 2011-2012 là cột mốc quan trọng như thời kỳ “Đổi Mới” trước đây, là cơ hội lớn để Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chú trọng “lượng” sang “chất”.
 
Đồng thuận với ý kiến của TS Nguyễn Đình Cung, ông Marco Breu cho biết, Việt Nam hiện nay có năng lực sản xuất khá thấp so với mặt bằng chung các nước cạnh tranh trực tiếp. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp nước ta tháng 10 tăng 5,3% – thấp nhất trong 04 tháng trở lại đây; trong khi tồn kho tăng đến 21,1%. Khi thị trường khó khăn thì doanh nghiệp phải tự chuyển mình, nâng cao năng suất để hạn chế rủi ro từ sự thu hẹp nhu cầu.
 
Đây là thời điểm khó khăn và rủi ro nhưng Việt Nam có thể vượt qua được nếu chọn đúng mục tiêu đầu tư, phát triển, tập trung vào việc phát triển nền công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng suất, đồng thời tái cấu trúc lại hệ thống tài chính ngân hàng, đặc biệt là các NHTM. Đồng lòng với Chính phủ, các doanh nghiệp cũng sẽ chủ động tìm giải pháp riêng cho mình, góp phần giảm nhẹ khó khăn kinh tế.  

Kiến Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 862685

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44230370



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach