04:37 EDT Thứ sáu, 10/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Công nghiệp sáng tạo và phát triển kinh tế hiện đại

Thứ hai - 31/10/2011 06:15
“Ngành công nghiệp sáng tạo”, được nước Anh định nghĩa năm 1998, ‘là những hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân có tiềm năng sáng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ’

Ngành công nghiệp sáng tạo đang ngày càng trở thành phần quan trọng của nền kinh tế hiện đại dựa vào tri thức hậu công nghiệp. Không chỉ ngành này được xem là sẽ giúp tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình và tạo việc làm, ngành còn là phương tiện để nhận diện bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia.

Trong thập kỷ vừa qua, chính phủ một số nước trên thế giới đã thừa nhận tầm quan trọng của ngành công nghiệp sáng tạo trong phát triển kinh tế và bắt đầu đề ra những chính sách cụ thể để phát triển ngành. Nhiều chính phủ đã thiết lập cơ quan phân tích, thống kê và lập bản đồ về mối quan hệ giữa văn hoá, ngành công nghiệp sáng tạo và phát triển kinh tế để cung cấp cho các quan chức ở các quốc gia này dữ liệu thô mà họ cần để lập chính sách. Tuy nhiên, cho đến nay lĩnh vực này vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và nhiều chính phủ còn chưa nhận thức được tiềm năng của nó.

Công nghiệp Văn hóa và Công nghiệp sáng tạo

“Công nghiệp văn hóa" là thuật ngữ mới đối với Việt Nam nhưng không xa lạ với nhiều nước khác trong khu vực. Ngành công nghiệp văn hóa là thuật ngữ liên quan đến các ngành kết hợp sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo vô hình và văn hóa trong tự nhiên. Những nội dung này thường được bảo vệ bằng bản quyền và chúng có thể được thể hiện dưới dạng hàng hóa hoặc dịch vụ. Nhìn chung, ngành công nghiệp văn hoá bao gồm in ấn, xuất bản và truyền thông, nghe nhìn và các xuất phẩm điện ảnh cũng như ngành thủ công và thiết kế.

Thuật ngữ ngành công nghiệp sáng tạo có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả công nghiệp văn hoá và sản xuất có tính văn hoá và mỹ thuật, dù tồn tại hay được sản xuất như một sản phẩm riêng lẻ. Ngành công nghiệp sáng tạo là những ngành trong đó các sản phẩm hay dịch vụ chứa đựng yếu tố hoạt động có chủ hướng thiên về tính mỹ thuật hay sáng tạo và bao gồm các hoạt động như kiến trúc và quảng cáo. Ngành công nghiệp sáng tạo đã được một số quốc gia trên thế giới xem như là "kim chỉ nam" cho chính phủ để định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 11 ngành được liệt vào danh sách này, gồm: quảng cáo, kiến trúc, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, phim ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và phần mềm vi tính.

Kết luận

Sự nổi lên gần đây của ngành công nghiệp sáng tạo như là một lĩnh vực riêng với sự quan tâm của các nhà kinh tế, nhà thống kê, các chuyên gia văn hoá và các nhà hoạch định chính sách công phản ánh nhận thức ngày càng tăng về tiềm năng kinh tế và vai trò trong việc thúc đẩy sự đa dạng văn hoá thông qua thị trường của ngành này. Khái niệm ngành công nghiệp sáng tạo cho mục đích hoạch định chính sách công vẫn còn rất mới mẻ và không phải tất cả các chính phủ đều thấy được sự cần thiết của việc đưa lĩnh vực này vào các sáng kiến mục tiêu. Với sự ra đời của nhiều công nghệ mới trong 20 năm qua như internet, thương mại điện tử và tài liệu điện tử, việc chia sẻ, kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ văn hoá trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Toàn cầu hoá đã có tác động sâu sắc đến ngành công nghiệp sáng tạo.

Để khai thác cơ hội của ngành công nghiệp sáng tạo, trước hết các chính phủ cần thực hiện triệt để việc lập bản đồ và nghiên cứu thống kê để hiểu rõ hơn về ngành này.

Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh khái niệm “Nền kinh tế sáng tạo” như là một phần quan trọng cho sự phát triển của Thái Lan. Điều này được thấy rõ trong bản dự thảo Kế hoạch Phát triển quốc gia lần thứ 11 và trong 9 chương trình của chính phủ dành cho phát triển ngành công nghiệp sáng tạo nằm trong gói kích cầu thứ 2 (Thái Kem Kang). Mục tiêu tập trung vào nền kinh tế sáng tạo để đưa Thái Lan trở thành trung tâm công nghiệp sáng tạo của ASEAN và gia tăng tỷ trọng của GDP được đóng góp từ sáng tạo lên 20% vào năm 2012. Không chỉ duy nhất Thái Lan chú trọng vào nền kinh tế sáng tạo, các quốc gia khác như Anh, Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ sáng tạo và tài nguyên tri thức.

Trong năm 2008, riêng ngành công nghiệp sáng tạo đóng góp hơn 1 nghìn tỉ baht (32 tỉ USD) cho nền kinh tế của Thái Lan, chiếm gần 10% tổng GDP. Trong đó, hai ngành công nghiệp đóng góp cao là trang sức (4,73% GDP) và IT (2,56% GDP). Giá trị gia tăng của các ngành này, không kể ngành công nghiệp IT,  đạt trên 325.274 triệu baht (9,7 tỉ USD). Trong khi tổng việc làm trong ngành công nghiệp sáng tạo chỉ khoảng 2,4% trong tổng lực lượng lao động, giá trị gia tăng của mỗi lao động cao cho thấy việc làm trong ngành công nghiệp sáng tạo được trả mức lương khá cao. Ngành công nghiệp sáng tạo cũng góp phần đáng kể cho xuất khẩu của Thái Lan, đạt gần 13 tỉ USD và đưa Thái Lan vào top 20 nhà xuất khẩu mặt hàng sáng tạo hàng đầu thế giới. Điều quan trọng là các mặt hàng xuất khẩu sáng tạo này có mức tăng trưởng ổn định5%/năm, cho thấy nhu cầu hàng hoá sáng tạo của Thái Lan trên thị trường toàn cầu mạnh.

Ngoài ra, ngành công nghiệp sáng tạo của Thái Lan cũng kích thích các ngành khác của nền kinh tế tăng trưởng theo, với nhân tử đầu ra trung bình lớn hơn mức trung bình của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chiếu bóng đạt mức ấn tượng với mỗi baht chi tiêu trong lĩnh vực này tạo ra hơn 2,14 baht cho nền kinh tế. Các ngành công nghiệp khác cũng phụ thuộc đầu vào từ ngành công nghiệp sáng tạo, có tác động lớn đối với các ngành như sắt và phân bón. Tuy nhiên, phụ thuộc vào ngành công nghiệp sáng tạo rõ ràng nhất là lĩnh vực dịch vụ, với hơn 6% đầu vào của ngành này. Lĩnh vực dịch vụ như giáo dục và bệnh viện phụ thuộc vào ngành công nghiệp sáng tạo với gần 30% đầu vào.

Rõ ràng những đóng góp của ngành công nghiệp sáng tạo vào nền kinh tế Thái Lan là đáng kể. Tuy nhiên, so với các nước khác như Úc, Singapore, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, những quốc gia mà Thái Lan đã nghiên cứu để so sánh, tác động cấp số nhân của Thái Lan là thấp hơn. Điều này cho thấy ngành công nghiệp sáng tạo của Thái Lan có chuỗi giá trị không phát triển tốt bằng các nền kinh tế phát triển hơn như Singapore. Do đó, những chuỗi giá trị này có thể đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp sáng tạo cũng như tăng cường đóng góp của ngành cho nền kinh tế tổng thể. Tỷ lệ giá trị gia tăng không cao hơn nhiều so với các ngành công nghiệp khác cho thấy hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như tính sáng tạo cần phải được hỗ trợ hơn nữa để tăng giá trị gia tăng. Những đặc điểm chủ yếu của ngành công nghiệp sáng tạo Nhìn chung, ngành công nghiệp sáng tạo có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Tiên phong đổi mới

Cốt lõi của ngành công nghiệp sáng tạo là khả năng hiểu biết của con người, các ngành công nghiệp mới có tính sáng tạo và sử dụng trí óc của của con người là các yếu tố chính và cốt lõi cho sản xuất. Các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực này chủ yếu dựa vào sự sáng tạo, ý tưởng, tài năng và kỹ năng riêng của họ. Do đó, văn hoá sáng tạo và sản phẩm công nghệ được kết hợp, tích hợp tính sáng tạo đến sản phẩm, thể hiện thông qua kiểu dáng, tính năng thông minh, ý tưởng nghệ thuật riêng và đang dẫn đầu xu hướng mới của sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ. Ngành công nghiệp sáng tạo không những có khả năng tồn tại lâu dài và phát triển mà còn cho thấy đây là thị trường rộng lớn đầy hứa hẹn.

Nâng cao và gia tăng giá trị gia tăng

Ngành công nghiệp sáng tạo là các ngành công nghiệp tập trung vào tri thức và có giá trị gia tăng cao, cốt lõi sản xuất bao gồm thông tin, kiến thức, công nghệ, trí tuệ, vv.., đặc biệt là tài sản vô hình như: văn hoá và công nghệ; chúng cũng là một phần sâu sắc trong cốt lõi của xã hội hoá sản xuất.

Sáng tạo ở đây là sự pha trộn giữa kỹ thuật, kinh tế và văn hoá. Các sản phẩm sáng tạo mang nhiều ý tưởng, hình thức công nghệ mới, đặc biệt là kỹ thuật số được pha trộn với văn hoá và nghệ thuật. Nó cũng là sự pha trộn và tương tác phát triển của kỹ thuật và văn hoá vì vậy giá trị của nó không chỉ giới hạn ở bản thân sản phẩm mà còn làm tăng giá trị gia tăng của chúng.

Tiêu thụ điện năng thấp và thân thiện môi trường

Theo phương thức phát triển kinh tế truyền thống, việc tiêu thụ quá nhiều năng lượng, làm cho gia tăng sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng xấu đi. So với các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống, ngành công nghiệp sáng tạo không gây ô nhiễm và là ngành công nghiệp sử dụng năng lượng thấp; ngành này dựa trên các hoạt động sáng tạo của con người và không ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Môi trường sinh thái sẽ không bị ô nhiễm vì ngành công nghiệp sáng tạo phát triển bền vững.

Tiết kiệm không gian

Ngành công nghiệp sáng tạo có tính tập trung, cơ sở mạng lưới, nhỏ và linh hoạt.

Các đặc điểm tập trung, mạng lưới có nghĩa là sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo dựa trên sự tác động qua lại của tập thể và sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, tùy vào hoàn cảnh sẽ hình thành nên các cụm mà sự đa dạng và văn hoá độc đáo của từng địa phương là đặc điểm chính của chúng.

Ngành công nghiệp sáng tạo không dành cho các ngành công nghiệp định hướng sử dụng các loại nguyên vật liệu thô truyền thống, mà chúng phụ thuộc nhiều vào mạng lưới công nghệ thông tin, thông qua công nghệ thông tin, thế giới trở nên ngày càng nhỏ hơn. Do đó, nguồn tài nguyên ảo là không giới hạn, vận tải thông thường sẽ ít đi, tiết kiệm không gian trở thành xu hướng của việc hình thành các công ty. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc thậm chí là các xưởng phim tư nhân nhỏ và linh hoạt hơn có thể làm việc hiệu quả trong thời đại của sự sáng tạo.

Cao cấp

Sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo là kết quả của việc xây dựng lại di sản văn hoá và môi trường văn hoá, vì thêm vào yếu tố văn hoá, ngành công nghiệp sáng tạo đã trở thành đại diện cho cấp độ. Các sản phẩm sáng tạo sử dụng trí óc tài năng sáng tạo thể hiện chất lượng và vị trí cao. Đồng thời, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo, một số lượng lớn nhân viên tri thức và sáng tạo tập hợp lại, mang lại nhiều ý tưởng mới trong lĩnh vực này. Họ là những người được giáo dục tốt, cùng với nhận thức văn hoá cao, mức độ tiêu thụ, khái niệm mới, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến văn hoá, thái độ và tập quán của người dân địa phương. Đây là ngành xứng đáng để nâng cao văn hoá, mức sống và chất lượng trong khu vực.

Động lực hàng đầu

Như đã nói ở trên, ngành công nghiệp sáng tạo là sự pha trộn giữa kỹ thuật, kinh tế và văn hoá. Nó có thể thâm nhập vào nhiều lĩnh vực liên quan, giúp phát triển các ngành này. Do đó ngành công nghiệp sáng tạo được xem là ngành dẫn dắt sự phát triển cho các ngành này, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương.

Đồng thời, ngành công nghiệp sáng tạo của các ngành công nghiệp sơ khai cũng có thể đóng vai trò trong việc lôi cuốn sự tái tổ chức, hình thành ngành công nghiệp sáng tạo làm cốt lõi của toàn bộ chuỗi công nghiệp và hình thành sự phát triển tương tác có cơ sở. Do đó, ngành công nghiệp sáng tạo có thể được được xem như là “ngành công nghiệp động cơ”, kích thích sự phát triển kinh tế đất nước.

PTT ( theo The origin of explosive development of Creative industry in China)

Nguồn tin: ITPC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 326

Máy chủ tìm kiếm : 76

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 59656

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 621339

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43989024



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach