15:21 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ là bảo vệ cho niềm tin của người tiêu dùng

Thứ bảy - 02/06/2012 09:41
Có 82% doanh nghiệp biết về Sở hữu Trí tuệ (SHTT), nhưng có đến 36% không quan tâm đến việc xác lập quyền này, và 41% gặp khó khăn khi khai thác quyền Sở hữu Trí tuệ. Tại sao cần phải bảo vệ quyền SHTT, và tại sao đây là việc làm hướng đến NTD(*)? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng với Luật sư Trương Thị Hòa xoay quanh chủ đề về quyền SHTT- thực trạng và những điều nên biết.

Luật sư Trương Thị Hòa là một luật sư có uy tín không chỉ tại TP.HCM mà còn tại các tỉnh ĐBSCL. Bà còn là Ủy viên BCH Hội Luật Gia Việt Nam. Ảnh: Internet

Thưa Luật sư (LS), về Sở hữu Trí tuệ, chúng ta nên hiểu khái niệm này như thế nào một cách căn bản và đơn giản nhất?
 
LS Trương Thị Hòa: Đơn giản nhất và chính xác nhất, thì “trí tuệ” là một loại tài sản, và đã là tài sản thì nó phải thuộc về “sở hữu” của một cá nhân hay tổ chức nào đó. Vì vậy, ta có Sở hữu trí tuệ. Các Sở hữu Trí tuệ có thể là các phát minh, sáng chế sáng tác văn thơ, các thương hiệụ, kiểu dáng công nghiêp hay các chỉ dẫn địa lý.
 
Vậy Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
 
LS Trương Thị Hòa: Là quyền định đoạt đối với một tài sản trí tuệ nào đó thuộc về cá nhân hay tổ chức sở hữu nó. Việc định đoạt này bao gồm : sử dụng, bán, cho thuê, cho mượn, tặng. Quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo vệ.
 
Nếu nói SHTT là một tài sản, vậy thì tại sao ở nước ta, Quyền SHTT chỉ mới được nhiều cá nhân và DN quan tâm trong thời gian gần đây?
 
LS Trương Thị Hòa: Thật ra, ở các nước phát triển thì việc bảo hộ quyền SHTT đã được quan tâm từ rất lâu. Thế nhưng, chỉ từ khi gia nhập tổ chức WTO và bắt đầu hội nhập, nước ta mới bắt đầu quan tâm đến quyền này. Ban đầu, sự quan tâm này khởi nguồn từ nhu cầu “tránh” vi phạm quyền SHTT của các công ty nước ngoài để không bị thưa kiện và phải đền bù. Sau khi gặp một số trường hợp thực tế là các DN trong nước nhiều lần bị “ăn cắp” SHTT thì họ mới bắt đầu nghĩ đến chuyện phải bảo vệ loại tài sản này để tránh tổn thất. Điều đáng mừng là các DN đã bắt đầu  chú trọng hơn trong việc bảo vệ quyền SHTT.
 
Thế nhưng, tại Hội Nghị Toàn Quốc về SHTT năm 2012, Ông Nguyễn Văn Phương -Giám đốc Sở KHCN An Giang cho biết, địa phương này có xấp sỉ 78.000 DN, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh nhưng số đơn vị, hộ có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với sản phẩm, hàng hóa chỉ chiếm 2%. Số đơn vị quan tâm đến SHTT đã ít nhưng số được cấp bằng bảo hộ còn thấp hơn, chỉ đạt khoảng 1,3% so với số đăng ký. Phải chăng nhận định của bà quá lạc quan?
 
LS Trương Thị Hòa: Lạc quan là ở chỗ, số lượng DN quan tâm trên cả nước về vấn đề SHTT ngày càng nhiều. Cụ thể là có đến 82% DN trong một điều tra gần đây của sở KHCN cho rằng vấn đề SHTT có vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh. Song, thực tế thì số lượng DN có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích về SHTT vẫn còn rất thấp. Theo tôi, con số như tỉnh An Giang cung cấp là khá chính xác trong hoàn cảnh hiện tại.
 
Là một LS, tôi có cơ hội tiếp xúc với khá nhiều DN. Đa số các DN này không quan tâm lắm đến SHTT, chỉ khi “đụng chuyện”, tức là bị vi phạm hoặc vi phạm quyền SHTT của DN khác thì mới bắt đầu tìm hiểu để giải quyết những vấn đề về pháp lý. Rõ ràng, chúng ta cần thay đổi những suy nghĩ và nhận thức để “phòng bệnh hơn là chữa bệnh”.
 
Tôi nhấn mạnh ở một điểm, việc tìm hiểu về quyền SHTT cũng như nhận thức về giá trị tài sản SHTT mà mình đang có giúp cho DN bảo vệ được quyền SHTT của mình, và giúp chính họ không xâm phạm vào SHTT của người khác. Nhiều khi, sự xâm phạm này chỉ là vô tình, do DN không biêt và không để ý, nhưng lại để lại những hậu quả xấu cho uy tín của họ.
 
Hơn hết, tôi nghĩ rằng mục đích cuối cùng nằm ở chỗ: Nếu trong một đất nước, mọi người quan tâm đến SHTT và tạo ra ngày càng nhiều tài sản trí tuệ thì sẽ làm cho đất nước đó phát triển mạnh mẽ hơn theo xu hướng phát triển chất xám, phát triển bền vững.
 
Luật sư có nhăc đến việc “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, và theo chúng tôi biết thì việc chữa bệnh rất tốn kém. Điển hình như công ty Vinamit đã phải bỏ ra hàng trăm ngàn đô la để có thể lấy lại được thương hiệu của mình ở thị trường Trung Quốc. Việc làm đó có quá muộn màng?
 
LS Trương Thị Hòa: Vài trăm ngàn đô la cũng còn là ít đối với “đơn thuốc” bảo vệ quyền SHTT. Tôi biết có những trường hợp tốn cả triệu đô la nhưng vẫn chưa đến hồi kết. Tuy nhiên, tốn một số tiền như vậy để lấy lại những gì quan trọng thuộc về mình và bảo vệ nó là một việc hợp lý. Không những thế, một khi thành công, thương hiệu của DN cũng sẽ được nổi tiếng hơn nhờ hiệu ứng truyền thông. Do đó, tôi tán thành với cách làm kịp thời và đeo đuổi đến cùng của công ty Vinamit. Đó là một sự đầu tư xác đáng và có tầm nhìn. Đó còn  là bài học cho các DN khác. Nhưng tốt hơn hết, là hãy bảo vệ nó trước khi nó bị mất.

Sỡ hữu trí tuệ là tài sản của doanh nghiệp. Ảnh: Internet
Nhưng có rất nhiều DN khi đã mất thương hiệu thì không mặn mà lắm với việc kiện tụng và đòi lại quyền SHTT?
 
LS Trương Thị Hòa: Tôi cho rằng điều đó tùy thuộc vào tầm nhìn và định hướng của mỗi DN. Có thể họ cho rằng chưa cần- hay không cần phải bảo vệ thương hiệu hoặc tài sản đó. Thực tế cho thấy, trên thế giới có nhiều loại sản phẩm mà người ta cứ để cho ai cũng có thể sản xuất được. Đó là một trong những chiến thuật “phổ biến” sản phẩm khá tốt. Tuy nhiên, phải luôn cẩn thận, bởi chúng ta không bao giờ lường hết trước được những tác dụng phụ của cách làm này.

Vậy LS có lời khuyên nào cho các DN trong những vấn đề liên quan đến SHTT?
 
LS Trương Thị Hòa: “ Đi trước một bước để bảo vệ chính mình”. Trước khi đưa hàng hóa, dịch vụ tham nhập một thị trường nào đó, việc làm đầu tiên là đi đăng kí bảo hộ quyền SHTT. Dĩ nhiên, phải có một nghiên cứu kĩ càng về thị trường, để lựa chọn loại sản phẩm dịch vụ thích hợp, nhưng sự tin tưởng và mạnh dạn thực hiện sẽ mang lại nhiều cái lợi. Điển hình như những DN HVNCLC nên quan tâm nhiều hơn đến việc này, đó cũng là cách bảo vệ cho niềm tin của NTD.
 
Rất nhiều DN ngần ngại trong việc đăng kí bảo hộ quyền SHTT vì lý do là sợ tốn kém và thủ tục rắc rối. LS nhận định như thế nào?
 
LS Trương Thị Hòa: DN nên tìm sự tư vấn của những cơ quan quản lý  cũng như cơ quan chức năng về thủ tục pháp lý để tránh những tốn kém không hợp lý. Theo tôi biêt, chi phí này không quá cao, và cũng đã có rất nhiều tổ chức nhận đứng ra để đại diện cho DN đi đăng kí bảo hộ SHTT. Nếu DN tìm hiểu kĩ về vấn đề này, họ sẽ thấy không quá phức tạp như họ nghĩ. SHTT là một loại tài sản có giá trị vô cùng to lớn, và nếu DN muốn tồn tại lâu dài thì họ pahir thay đổi cách nhìn. Việc quan tam đến quyền SHTT chứng tỏ DN đã có một bước phát triển đáng kể về tầm nhìn, và có khả năng khẳng định mình.
 
Xin cám ơn bà!
 
(*) Theo kết quả điều tra của Cục Sở Hữu trí tuệ năm 2011 trên 500 doanh nghiệp Việt Nam

Tuấn Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 115

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 113


Hôm nayHôm nay : 42465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 984774

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44352459



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach