02:47 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

“Ngành hàng” bị bỏ quên

Thứ sáu - 04/10/2013 05:04

DN Việt đang bỏ quên “ngành hàng” ngày càng quan trọng trong đời sống. Bởi thực phẩm chức năng (TPCN) nhập khẩu chiếm 40% thị phần nước ta và sản xuất TPCN trong nước phải lệ thuộc 80% nguyên liệu nhập khẩu.


Tại hội thảo "Chiến lược phát triển ngành TPCN từ 2013-2020 và tầm nhìn 2030", TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết, thị trường TPCN ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh: năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 DN sản xuất kinh doanh, đến năm 2012 đã có khoảng 1.500 DN. Năm 2000 chỉ có 63 sản phẩm TPCN lưu thông trên thị trường nước ta, đến nay đã có 5.514 sản phẩm. Tuy nhiên, lượng TPCN nhập khẩu vẫn còn quá cao, hiện chiếm tới 42%.


Lệ thuộc


Thị trường TPCN phát triển rất mạnh mẽ nhưng các DN sản xuất TPCN hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn thảo dược nhập khẩu. Điều này được xem là vô lý vì thực tế Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nguồn nguyên liệu này.


Ths. Nguyễn Hoàng Sơn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho hay, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất thuốc, TPCN rất lớn. Mỗi năm nước ta cần tới 100.000 tấn thảo dược, thuộc 500 loại dược liệu khác nhau. Trong đó, 80% dược liệu hiện phải nhập khẩu. Riêng tại cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) từ năm 2011 đến tháng 6/2013 đã nhập khẩu khoảng 46.260 tấn dược liệu.


Theo ông Ngô Quốc Luật - Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (Viện Dược liệu), đa phần dược liệu nhập từ Trung Quốc là hàng thứ phẩm được bán sang thị trường Việt Nam, nhiều vị được làm giả. Viện Kiểm nghiệm (Bộ Y tế) vừa tiến hành một đợt tổng kiểm nghiệm về nguyên liệu thảo dược, kết quả kiểm tra 600 mẫu thì có tới 60% không đạt tiêu chuẩn. Rõ ràng chúng ta đã tiêu tốn quá nhiều tiền để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TPCN mà chất lượng không lấy gì để đảm bảo. Trong khi nguồn dược liệu trong nước rất dồi dào chưa được khai thác một cách hiệu quả.


Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Y dược cổ truyền, hiện nước ta có khoảng 3.948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật và trên 50 loại tảo có khả năng sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, TPCN.


Mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển vùng dược liệu, nhưng thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Ông Luật cho biết, nhiều nguồn dược liệu trong tự nhiên bị suy giảm, cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Đặc biệt phải kể đến một số loại có giá trị sử dụng phổ biến như ba kích, đảng sâm, hoàng tinh, vằng đắng… trước kia có thể khai thác hàng chục ngàn tấn/năm, nay đã giảm đi rõ rệt. Nghiêm trọng hơn, nhiều loại thảo dược đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


Nên chất lượng khó kiểm định


 Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, cả nước có 1.207 DN đăng ký sản xuất kinh doanh TPCN, trong đó có 725 DN sản xuất, còn lại là các DN đăng ký nhập khẩu về tiêu thụ. Trong số 4.945 sản phẩm TPCN được các DN đăng ký công bố tiêu chuẩn vào cuối năm 2012, đến nay Cục ATTP đã kiểm tra và mới chỉ cấp chứng nhận đạt quy chuẩn ATTP cho 2.570 sản phẩm, còn lại là không đạt quy chuẩn.


Ở nhiều nước trên thế giới, điều kiện để chứng nhận là TPCN đòi hỏi sản phẩm phải có rất nhiều bằng chứng khoa học về tính hiệu quả trên cơ thể người một cách rõ ràng. Mỗi sản phẩm phải qua rất nhiều năm khảo nghiệm mới được phép lưu hành. Thế nhưng, hầu hết các sản phẩm TPCN ở Việt Nam chỉ được kiểm nghiệm sơ sài rồi đăng ký sản xuất luôn.. Hiện nay, việc nhận biết thực phẩm chức năng với thuốc hay các thực phẩm đồ uống thông thường vẫn còn chưa rõ ràng và dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. 


Nhìn nhận một cách khách quan, sự phát triển của thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam không phải chỉ là một hiện tượng bùng phát nhất thời, mà đó chính là những dấu hiệu của xu hướng tương lai khi mà thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá và là “vacxin” phòng những bệnh mãn tính không lây, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Để bắt kịp xu thế đó, thực phẩm chức năng Việt Nam thực sự cấp thiết phải phát triển thành ngành được quản lý và hoạt động hiệu quả trong một tương lai gần.


Theo nhiều chuyên gia, nếu có chính sách và chiến lược phát triển hợp lý, ngành TPCN không những có thể đẩy lùi nhập khẩu, mà còn đủ khả năng để trở thành một ngành kinh tế xuất khẩu mạnh, đem nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Chiến lược phát triển TPCN giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn 2030 nêu rõ mục tiêu phấn đấu đẩy lùi tình trạng nhập khẩu, hướng tới đưa TPCN trở thành ngành xuất khẩu mạnh, đạt kim ngạch 5 tỉ USD/năm vào giai đoạn 2025 - 2030.

Tú Hương

Nguồn tin: DĐDN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 432

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 430


Hôm nayHôm nay : 65740

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 695071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43206840



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach