18:30 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Cơ chế cho doanh nghiệp xã hội

Chủ nhật - 20/10/2013 22:08
Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp xã hội (DNXH) đang hoạt động, nhưng gặp nhiều khó khăn do thiếu một khung khổ pháp lý riêng. Đó là thông tin được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM vừa đưa ra tại hội thảo: “Doanh nghiệp xã hội: Từ thực tiễn đến chính sách”.

 

Khó hoạt động vì thiếu cơ chế

 
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - đơn vị đang xây dựng khung khổ pháp lý cho DNXH: Tại Việt Nam, DNXH được thành lập sớm, từ thời kỳ kinh tế bao cấp, dưới mô hình các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác tạo việc làm cho thương binh và người khuyết tật. Đến đầu thập kỷ 1990, có rất nhiều các doanh nhân xã hội đã tiên phong trong việc thành lập các DN, trường dạy nghề cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, như trẻ em nghèo đường phố, phụ nữ nghèo ở nông thôn. Điển hình trong số đó là trường nghề Hoa Sữa, nhà hàng Koto, Công ty Mai Handicrafts…

 
Đặc biệt, từ năm 2008, khái niệm DNXH được bắt đầu giới thiệu vào Việt Nam, thông qua hoạt động của Hội đồng Anh, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP), và Trung tâm phát triển DNXH ở Việt Nam (Spark),… đã khiến cho nhiều DNXH ra đời. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 300 DNXH đang hoạt động.

 
Tuy nhiên, hoạt động của các DNXH tại Việt Nam gặp không ít các khó khăn do thiếu một khung khổ pháp lý riêng, khiến các DNXH cũng không có căn cứ để kêu gọi vốn, xin ưu đãi, huy động tài trợ,… Chính vì thế, để thuận lợi hơn nhiều DNXH đã phải đăng ký dưới hình thức tổ chức phi chính phủ (NGO), trung tâm, hay các cơ sở bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, đăng ký dưới hình thức NGO, trung tâm hay các cơ sở bảo trợ xã hội thì các DNXH lại gặp phải khó khăn trong việc minh bạch các thủ tục quản trị, chế độ báo cáo tài chính…

 
Không chỉ gây ra những “bất lợi” cho hoạt động của các DNXH, thiếu khung khổ pháp lý cho DNXH còn làm cho các cơ quan quản lý nhà nước không đủ thông tin để theo dõi, đánh giá thực tiễn phát triển của loại hình tổ chức này, đồng thời cũng không khuyến khích được phong trào xây dựng các DNXH của người dân.

 
Xây dựng cơ chế cho DNXH

 
Để tạo thuận lợi cho các DNXH hoạt động hiệu quả, CIEM đã xây dựng dự thảo khung khổ pháp lý cho các DNXH nhằm bổ sung vào Luật Doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi.

 
Dự thảo quy định, DNXH phải là DN được thành lập và hoạt động nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề xã hội và môi trường. DN hoạt động theo mô hình DNXH phải dành ít nhất 65% tổng lợi nhuận hàng năm sử dụng để tái đầu tư, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường đã đăng ký.

 
Với khung khổ pháp lý này, các DNXH sẽ được quyền huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau, từ các cá nhân, DN, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác nhau của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp kinh phí quản lý và chi phí hoạt động của DN. Các DNXH cũng sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế, tiếp cận tín dụng, tiếp cận quyền sử dụng đất, và các ưu đãi hỗ trợ khác và ưu đãi về thuế áp dụng trong suốt thời gian hoạt động… Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi trên, các DNXH cũng phải duy trì theo đúng tôn chỉ, mục tiêu, sứ mệnh xã hội của mình trong suốt quá trình hoạt động; mọi hoạt động kinh doanh của DN đều nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường đã đăng ký. Các DNXH cũng không được sử dụng các khoản tài trợ huy động cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường kinh doanh mà DN đã đăng ký; trường hợp không sử dụng hết trong năm tài khóa hiện hành thì chuyển khoản thu của năm tài khóa tiếp theo./.

 

Nguyễn Hòa

Nguồn tin: VEN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 168


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 909601

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44277286



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach